+
Aa
-
like
comment

Chuyện Cố Thủ tướng đưa bác sỹ Trần Đông A từ trại giam về bệnh viện Nhi Đồng 2

21/07/2020 16:00

Giáo sư, bác sỹ Trần Đông A trước năm 1975 từng là Thiếu tá quân y tiểu đoàn biệt kích dù quân đội VNCH. Sau khi miền nam được giải phóng, ông bị bắt đi cải tạo 2 năm. Cải tạo về, ông đi vượt biên và tiếp tục bị bắt giam.

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là người giữ chân nhân tài cho ngành y Việt Nam.

Thời điểm đó, Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là Bí thư TP.HCM đã tới thăm bác sỹ Trần Đông A trong trại giam để mời gọi ông ở lại làm việc với lời hứa “sau 2 năm làm việc mà bác sỹ thấy không ổn thì tôi sẽ tạo điều kiện giúp đi bằng đường chính thức”. Ngay sau đó bác sỹ Trần Đông A nhận lời mời về Bệnh viện Nhi Đồng 2 và được mọi người tạo điều kiện để tự do thực hiện chuyên môn của mình. Từ đó, bác sỹ Trần Đông A đã mang hết tâm lực của mình để thăm khám và chữa cho các bệnh nhân, không còn có thời gian để nghĩ tới “ra đi”.

Cho tới lúc có ca mổ song sinh Việt và Đức, hai bác sỹ từng là quân nhân của VNCH làm trưởng – phó ca mổ (Bs Trần Thành Trai từng là Đại úy và Bs Trần Đông A từng là Thiếu tá quân y). Ca mổ tách hai bé Việt – Đức thành công đã làm cho cả thế giới tôn vinh và ghi tên ông vào lịch sử ngành y thế giới. Sau này khi Đức lấy vợ, bác sỹ Trần Đông A cũng tới chúc mừng.

GS Trần Đông A (đứng giữa), một trong chín người tham vấn chuyên môn của ca mổ tách rời 2 bé Trúc Nhi – Diệu Nhi, chụp hình cùng êkip m.ổ sau khi ca mổ kết thúc.

Nay bác sỹ Trần Đông A đã nghỉ hưu nhưng vẫn đêm ngày chắt chiu từng giây phút để âm thầm nghiên cứu chuyên môn, trau dồi kiến thức cho thế hệ kế cận. Trước khi quyết định mổ tách Trúc Nhi và Diệu Nhi, ê kíp y bác sĩ ở bệnh viện Nhi Đồng 2 đã tới mời ông về làm cố vấn trưởng cho ca phẫu thuật tách hai bé. Và cuối cùng, kết quả ca mổ đã thành công trọn vẹn.

Giáo sư Trần Đông A: Làm nghề y, ở đâu cũng cứu người

Từ ca mổ tách cặp song sinh Việt – Đức năm 1988 cho đến ca mổ Trúc Nhi – Diệu Nhi hôm 15/7 đều có bóng dáng của bác sỹ Trần Đông A. Sau ca mổ, ông ấy đã chia sẻ rằng: “Tôi không những hài lòng mà lấy làm hạnh phúc. Hạnh phúc vì ca mổ song sinh dính nhau, vốn là thách đố của các chuyên gia trên thế giới, giờ đây lại được thực hiện bởi đàn em, học trò của tôi. Vui vì những khiếm khuyết trên cơ thể của các bé rồi đây sẽ được lành lặn bình thường như bao đứa trẻ khác”.

Thêm một dấu mốc cho sự tiến bộ của ngành y

Ca mổ Việt – Đức và ca mổ Trúc Nhi – Diệu Nhi cách nhau 32 năm nhưng có điểm chung là dị tật của các em đều được xếp vào loại dính bụng chậu hiếm gặp, chỉ có 6% các ca song sinh dính nhau trên thế giới. Tuy nhiên ca mổ Việt – Đức năm 1988 diễn ra vào thời điểm cực kỳ khó khăn. Lúc đó đến cả chỉ khâu, kháng sinh, thuốc sát trùng da… đều không có; không có thiết bị gì để chẩn đoán. Tất cả chẩn đoán về các phần dính nhau ở trong bụng bệnh nhân đều do bác sĩ Nhật Bản thực hiện, họ còn thuê cả máy bay đưa một trong hai bé bị chứng não cấp sang Nhật để điều trị.

Sự thành công của ca mổ tách hai bé song sinh là một dấu mốc mới cho nền y học Việt Nam.

Với ca mổ Trúc Nhi – Diệu Nhi lần này, bác sỹ Trần Đông A khẳng định: Từ phòng ốc đến các trang thiết bị sử dụng cho ca mổ ở Bệnh viện Nhi Đồng 2 đều hiện đại không thua bất cứ bệnh viện nhi nào trên thế giới. Các bác sĩ trực tiếp mổ là người Việt, phần lớn được đào tạo phẫu thuật viên nhi bài bản. Nếu như ca mổ Việt – Đức năm xưa tạo ra sức bật cho ngành ngoại nhi phát triển thì ca mổ tách rời Trúc Nhi – Diệu Nhi sẽ là một dấu mốc lịch sử cho sự tiến bộ của ngành y tế Việt Nam.

Bác sỹ Trần Đông A là một tấm gương lớn, luôn nỗ lực không ngừng vượt lên “cái bóng của chính mình”.

Năm 1981 – 1982 khi đất nước đang vô cùng khó khăn, gia đình bác sỹ Trần Đông A là một trong 30 gia đình được cấp giấy bảo lãnh chính thức sang Mỹ với tư cách là thường trú nhân (thẻ xanh). Bac sỹ đã quyết định làm đơn từ chối không đi, chọn ở lại Việt Nam, vì thấy rằng trẻ em Việt Nam cần mình.

Từ bác sĩ phẫu thuật nhi đến khi làm trưởng khoa, rồi Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2. Trong suốt chặng đường đó, có một dấu mốc lịch sử bác sỹ Trần Đông A không thể nào quên. Đó là sau kỳ Đại hội VI của Đảng (1986), bác sỹ bất ngờ có giấy yêu cầu báo cáo về đổi mới của cả ngành y tế lúc bấy giờ theo tinh thần nghị quyết. Và báo cáo của ông ấy sau đó đều được tiếp thu thực hiện nghiêm túc. Sau đó, thành quả của ca mổ năm 1988 được thế giới đánh giá là biểu tượng tiêu biểu cho nền y học Việt Nam thời kỳ đổi mới và đó là lý do tại sao bác sỹ được xem là người vượt qua “cái bóng của chính mình”.

Bây giờ, ở tuổi 79, người ta vẫn thấy ông chạy bộ, đánh quần vợt và đến giảng đường giảng dạy cho sinh viên trường y. Trong ca mổ vừa rồi, hình ảnh ông chạy qua chạy lại suốt 12 tiếng để theo dõi, rồi nụ cười sau ca mổ đã gây ấn tượng sâu đậm.

Hạ Trắng (TH)

Bài mới
Đọc nhiều