+
Aa
-
like
comment

Chuyện cái lu và “văn hóa” chỉ trích trên mạng xã hội

15/07/2019 18:09

Chiều 12/7, tại phiên họp lần thứ 15 của HĐND TP..HCM, PGS TS Phan Thị Hồng Xuân đề xuất sáng kiến nên trang bị lu cho người dân để chống ngập. Ý kiến này lập tức nhận được nhiều dư luận trái chiều. Các chuyên gia cho rằng đây không phải là giải pháp nghiêm túc cho việc chống ngập, một vấn nạn của TPHCM hiện nay.

Khi ý kiến PGS.TS Hồng Xuân nói đến cái lu để chống ngập cho TPHCM, nhiều người phản ứng vì thấy nước ngập phố như thế thì cái lu làm sao chứa được?. Tuy nhiên, ở góc nhìn người làm khoa học, với những số liệu thì việc dùng cụm từ “Cái lu” là một cụm từ không được coi là khoa học, mà được coi là “dân giã”, lẽ ra nên sử dụng những từ ngữ khoa học như “hệ thống thu” hay “hệ thống thu đựng nước mưa”.

PGS TS Phan Thị Hồng Xuân trở thành tâm điểm mạng xã hội khi đề xuất “dùng lu chống ngập”

Thực ta vấn đề việc sử dụng lu đựng nước chống ngập không phải là đề xuất mới ở Việt Nam, mà năm 2005 cũng đã có công trình nghiên cứu về vấn đề này được đưa ra bàn luận, đề xuất một trong những phương án chống ngập ở thành phố.

Hiện nay, việc chống ngập bằng lu đựng nước cũng đã được thực hiện ở khu vực Châu Á, đã áp dụng ở một số nước như Nhật Bản, Bangladesh… Hệ thống nước được gom trong các thùng nhựa, bể chứa ngầm. Lượng nước mua sau khi được thu gom sẽ dùng vào việc tưới cây, xả bồn vệ sinh.

Còn ở Việt Nam thì trong quy hoạch cũng đã có những hồ chứa lộ thiên, hay còn gọi là hồ điều tiết, nhằm mục đích gom chứa nước mưa đột biến tại một thời điểm nào đó qua hệ thống thoát nước để chống ngập. Tuy nhiên, do mật độ dân cư đông, sức chứa nước hạn chế, cộng các yếu tố như rác thải, triều cường,… đã dẫn tới tình trạng ngập cục bộ ở nhiều nơi sau cơn mưa.

Nhiều công ty tư vấn, thiết kế hộ gia đình hiện nay cũng đã thực hiện phương án tư vấn cho các gia đình xây dựng bể chứa trong nhà. Nhằm mục đích thu chứa và tái sử dụng nước mưa, để phục vụ tưới cây xanh, sử dụng trong sinh hoạt gia đình.

Việc đề xuất của PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân nói thẳng thì hoàn toàn có cơ sở khoa học, việc cộng đồng mạng lên tiếng dè bỉu, chửi bới đã cho thấy những tâm lý “bầy đàn”, phản đối trong sự thiếu lắng nghe.

Việc khen chê ở mạng xã hội hay đời sống xã hội đều là chuyện bình thường, thậm chí cả việc những xung đột, mâu thuẫn trong tranh luận cũng là một trong những điều tốt để phát triển hơn. Tuy nhiên, việc có nhiều người, đám đông đã thực hiện tranh luận kèm theo cả sự mỉa mai, nhục mạ cá nhân, không có tính chất phân tích, lắng nghe là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được.

Việc khen chê, yêu ghét chính là quyền của mỗi cá nhân, ở trong không gian mạng điều đó cũng hoàn toàn được tự do như ngoài đời. Tuy nhiên, không có nghĩa là trên mạng xã hội ai thích nói gì thì nói, có thể tự do xâm phạm quyền cá nhân, xúc phạm người khác.

Một lời góp ý đúng có thể giúp người ta vững tâm bước tiếp; nhưng nếu thiếu lý lẽ và chừng mực sẽ trở thành liều độc dược khiến người đó phải khổ tâm, lao lực, gây ra hậu quả tiêu cực. Nhất là những người thực hiện sự chê bai đó lại không hiểu gì về tranh luận, không hiểu gì về kiến thức khoa học như việc đề xuất dùng lu chứa nước ở mỗi hộ gia đình.

Có lẽ, hiện nay khi ngồi trước màn hình, rất nhiều người không ý thức được hành vi xử sự có văn hóa của mình. Nhiều người đã hùa theo đám đông chửi bới, sẵn sàng trút những nỗi bực dọc, căm ghét lên cá nhân khác mà không tìm hiểu kỹ, không hề có sự kiểm chứng, không cần biết đúng sai.

Sự công kích của những người không rõ mặt, biết tên, đã dẫn tới những con người thật phải hứng chịu bi kịch, thậm chí là thất bại. Hơn nữa, những ý kiến khoa học, phục vụ vì mục đích chung cho xã hội đã dẫn tới việc cá nhà khoa học phải “thu mình”, “lép vế” trước cộng đồng mạng.

Hiện nay, sau mỗi trận mưa lớn ngập lụt đường phố, cộng đồng mạng lại liên tục chửi trời, chửi công ty môi trường, công ty thoát nước, công ty thi công,… vì không lo cho dân. Những chính chúng ta lại không nghĩ rằng, mỗi cá nhân đều có phần trách nhiệm, gây ra một nguyên nhân tắc cống rãnh, khó thoát nước do xả rác thải bừa bãi,…

Những người ngồi trước bàn phím họ chửi hăng lắm, ở trong họ trên mạng xã hội dường như chỉ có họ là hoàn hảo, còn cơ quan chính quyền, cảnh sát giao thông,… đều là những đối tượng ném đá, bị chỉ trích,…

Ở một chừng mực về xã hội, một bộ phận người Việt đang cho thấy vấn đề trong nhận thức, ý thức và sự lệch chuẩn về phông văn hóa khi dùng mạng xã hội. Còn nhớ, câu chuyện quanh Hoa hậu Hoàn vũ 2017 H’Hen Niê, việc một nhà báo có hơn 20 năm trong nghề và hàng loạt những “anh hùng bàn phím” trên mạng xã hội đã có những nhận xét cảm tính xúc phạm về nhan sắc tân Hoa hậu trên mạng xã hội.

Ngay sau khi đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ H’Hen Niê đã lập tức phải đối mặt với hàng loạt bình luận ác ý, thậm chí mang tính xúc phạm về nhan sắc trên mạng xã hội. Nhưng chính H’Hen Niê vượt qua 94 người đẹp khác để có mặt trong Top 5 thí sinh xuất sắc nhất chung kết Hoa hậu Hoàn vũ 2018. Thành tích này của H’Hen Niê là cao nhất của đại diện Việt Nam khi tham gia đấu trường nhan sắc này.

Người dùng mạng xã hội đang thể hiện tâm thế yếu kém trong năng lực cá nhân, với những tâm thế của một cái đầu nóng và thiếu tìm hiểu trước khi đưa ra lời phán xét. Người dùng mạng xã hội đang cho mình cái quyền phán xét mọi thứ quá lớn, họ dạy người lính cầm súng, yêu nước bằng cách hô hào biểu tình, chỉ trích cảnh sát giao thông… Vậy nên, trước khu phán xét cái lu, người dùng hãy tự nhìn nhận cái văn hóa của mình trên mạng xã hội.

(Theo Bút Danh)

Bài mới
Đọc nhiều