+
Aa
-
like
comment

“Chút quà” không thể “yêu thương” của Việt Tân

An Diễm - 21/10/2021 14:58

Mới đây, tổ chức Việt Tân bỗng dưng rêu rao muốn làm từ thiện, thông qua cái gọi là “Chút quà yêu thương” để giúp đỡ khẩn cấp trong đại dịch COVID-19. Điều này đã khiến nhiều người hoài nghi về mục đích thật sự của Việt Tân. Sau khi báo An Ninh Thủ Đô có bài vạch thẳng mặt chỉ ra thủ đoạn lợi dụng đại dịch mưu cầu lợi ích, việc tổ chức này có những lời lẽ hằn học phản biện lại chỉ càng khiến người ta không còn nghi ngờ gì thêm về chiêu trò của chúng.

Chương trình “Chút quà yêu thương” lố bịch của Việt Tân.

Làn sóng dịch COVID-19 tại TP.HCM và các tỉnh lân cận để lại những hậu quả hết sức to lớn cho một trong những khu vực đông dân nhất cả nước. Không chỉ về tính mạng và sức khỏe, đại dịch còn để lại ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm và thu nhập của nhiều người dân, đặc biệt là những người nghèo, yếu thế trong xã hội. Đứng trước tình thế đó, Đảng, Nhà nước và Chính phủ cũng như các địa phương đã tìm mọi cách hỗ trợ với quyết tâm “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Nhiều chính sách, chương trình an sinh xã hội, các gói hỗ trợ thiết thực đã được khẩn cấp ban hành, và bên cạnh đó phát huy phong trào đại đoàn kết toàn dân tộc để huy động nguồn lực xã hội “lấy sức dân lo cho dân”, “thương người như thể thương thân”, “bầu ơi thương lấy bí cùng”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, “lá lành đùm lá rách”… Trong tình hình chung của đất nước còn nhiều khó khăn, ngân sách hạn chế lại vừa phải căng sức chống dịch, bảo đảm kinh tế thì những sự hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần như vậy thật sự là một nỗ lực hết sức to lớn.

Vậy mà Việt Tân, một tổ chức chống phá khét tiếng xưa nay, lại đưa ra chiêu bài cứu trợ mùa dịch bằng một cách thức hết sức thô thiển. Mượn câu “lấy sức dân lo cho dân”, Việt Tân sửa ngay thành “dân giúp dân” nhưng lại yêu cầu “nếu cần giúp đỡ thì phải liên lạc qua hộp thư Facebook”! Thiết nghĩ nếu Việt Tân biết rõ có những người khó khăn và thực lòng muốn giúp đỡ thì hãy gửi thẳng quà tặng qua các cơ quan dân vận, Chính phủ hẳn sẽ vui lòng đóng nhận trên tinh thần mọi sự ủng hộ, giúp đỡ người gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 đều quý báu và được ghi nhận, trân trọng. Tuy nhiên Việt Tân lại đòi hỏi người ta phải “đăng ký” qua Facebook, có nghĩa là Việt Tân cũng chưa biết có những ai thực sự khó khăn? Hay là biết rồi nhưng “muốn tôi giúp thì phải có điều kiện”? Chỉ có một “Chút quà” mà phải phức tạp thế sao? Nếu so sánh với kiểu “cứu trợ online” của Việt Tân thì hình ảnh hàng ngàn y, bác sỹ, Quân đội, Công an, các mạnh thường quân không quản hiểm nguy xông pha vùng dịch thật là một trời một vực.

Nếu so sánh với kiểu “cứu trợ online” của Việt Tân thì hình ảnh hàng ngàn y, bác sỹ, Quân đội, Công an, các mạnh thường quân không quản hiểm nguy xông pha vùng dịch thật là một trời một vực.

Mới đây, qua trang Chân trời mới Media, Việt Tân viết một bài dài phản biện với nhiều ý kiến “tâm huyết”, và nhận được vỏn vẹn 42 likes và 4 bình luận “đồng cảm”. Đầu tiên, Việt Tân chê bai các gói hỗ trợ vài chục nghìn tỷ của Chính phủ với lý do “không giải ngân hết cho dân”, rồi là khi TP.HCM xin hỗ trợ 28.000 nghìn tỷ thì Trung ương chỉ cấp được 2.000 tỷ với lý do “Ngân sách trung ương dự phòng không còn đồng nào!”. Thực tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã thông tin rất rõ về vấn đề này. Ngân sách Trung ương không thể tùy tiện lấy ra chi dùng, mà phải có mục đích cụ thể, và mọi khoản chi đều phải được Quốc hội – cơ quan đại diện của dân – phê duyệt. Hàng năm, khi lập dự toán chi ngân sách, ngân sách được phân bổ thành nhiều khoản cụ thể cho các nhiệm vụ chi khác nhau. Trong đó, dự phòng ngân sách nhà nước là phần “dự phòng” cho mục đích phát sinh chưa có trong dự toán. Khoản này theo quy định có thể chi cho phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh… Và trong trường hợp này, các khoản chi cho chống dịch COVID-19 bao gồm cả hỗ trợ an sinh xã hội chỉ có thể được được sử dụng từ ngân sách dự phòng này. Đại dịch khó khăn, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, theo Bộ trưởng Phớc, việc thiết kế chính sách cũng phải dựa trên mức bình quân tương đối, chứ không thể đạt công bằng 100%. Nếu ai cũng đòi hỏi thì ngân sách lấy đâu ra để chi dùng cho hàng trăm nghìn hạng mục khác?

Chiêu trò “phản biện” kệch cỡm của Việt Tân và Chân trời mới media.

Việt Tân còn chỉ trích việc chủ trương “chống dịch như chống giặc”, cách ly triệt để F0 và các F1 của Chính phủ Việt Nam. Thiết nghĩ nếu Việt Tân viết bài này sớm hơn vài tháng hẳn đã ăn đủ thứ gạch đá của dư luận xã hội toàn thế giới, bởi cũng chính với chủ trương này, Việt Nam đã trở thành một hình mẫu chống dịch thành công được cả thế giới ngưỡng mộ. Ngay trong làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư, chủ trương này cũng là một chính sách quan trọng trong tình cảnh hệ thống y tế của nước ta bị quá tải, hàng chục triệu liều vaccine đã đặt mua nhưng chưa được các hãng sản xuất bàn giao. Việt Tân cũng vội hả hê khi cho rằng vì chính sách phong tỏa mà “hàng ngàn người dân đã phải bỏ phố về quê tránh dịch”. Có lẽ khi viết ra điều này, Việt Tân quên… đọc báo. Bởi vì ngay ngày 18/10, báo chí cả nước đã đưa tin hàng ngàn người từ các tỉnh Tây Nguyên đang đồng loạt quay lại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai để làm việc!

Đoàn người từ Tây Nguyên trở lại phía Nam làm việc.

Cuối bài viết, Việt Tân không quên “tự giới thiệu” lại mình là một “Đảng” đấu tranh mang lại tự do, dân chủ, công bằng và thịnh vượng”. Việt Nam đang yên bình, kinh tế phát triển ổn định tại sao lại phải “đấu tranh”? Đấu tranh vì cái gì? Và một bài viết nói về “chút quà” cứu trợ mùa dịch sao lại còn lồng ghép nội dung “Đấu tranh” ở đoạn cuối? Đọc đến đây, không ai còn hoài nghi gì về bộ mặt thật của Việt Tân nữa.

An Diễm

Bài mới
Đọc nhiều