+
Aa
-
like
comment

“Chúng ta cần gì một thế giới nếu không có Nga?”

22/08/2020 12:54

Hai năm trước, trong một cuộc trả lời phỏng vấn, khi được hỏi người Nga sẽ làm gì khi bị tấn công hạt nhân, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bình tĩnh trả lời: “Có, đối với nhân loại, đây sẽ là một thảm hoạ toàn cầu vì thế giới sẽ bị xóa sổ. Nhưng như một công dân của Nga và là người đứng đầu nhà nước Nga, tôi hỏi: Chúng ta cần gì một thế giới nếu không có Nga?”

Tổng thống Nga V. Putin và con gái.

Rất nhiều người sẽ ớn lạnh khi nhận thức được nội dung câu trả lời của Tổng thống Nga Vladimir Putin nghĩa là gì. Hiểu đơn giản thế này: Nếu một thế lực nào đó (ám chỉ Mỹ và Phương Tây) muốn “xóa sổ nước Nga”, bằng một kế hoạch điên rồ nhưng khả thi đó là tấn công hạt nhân, thì người Nga cũng không cần một thế giới này nữa. Đây không phải là V.Putin và nước Nga xem thường tính mạng của nhân loại mà cần nên hiểu rằng, Tổng thống Nga đang truyền một thông điệp kêu gọi nhân loại hãy đứng lên ngăn chặn những hành động gây chiến tranh của “những kẻ biến thái” muốn đưa thế giới đến vực thẳm, hủy diệt. Những kẻ sẵn sàng dùng cả vũ khí hạt nhân để đạt được mục đích.

Nghe có vẻ điên rồ, phi lý, nhưng sự thật là người Nga, chính xác hơn là Liên Xô, đã chuẩn bị sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất từ hàng chục năm trước. Không phải ngẫu nhiên, mà phải có lý do chứ, khi Liên Xô đã chi hàng trăm tỷ đô cho kế hoạch “Bàn tay Tử thần”, hệ thống Perimeter. Liên Xô/Nga tin rằng, để đạt được mục đích, Mỹ có thể sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân thêm một lần nữa, như họ đã từng sử dụng trước đó ở Nhật Bản.

Đại khái, một khi các lãnh tụ bị ám sát và đất nước bị tấn công hạt nhân, thì hệ thống đánh trả bằng hạt nhân tự động kích hoạt. Đây như là biện pháp phòng vệ cuối cùng chống lại kẻ xâm lược của nước Nga. Nó được thiết kế để bảo đảm rằng, ngay cả khi các cơ quan đầu não bị hủy diệt bởi đòn đánh phủ đầu và bất ngờ bằng hạt nhân, Liên Xô/Nga vẫn có khả năng trả đũa để khiến đối thủ cũng bị hủy diệt theo. Gọi nôm na là “Đồng quy vu tận”, “cùng thế giới tự sát”. Thế nên, Putin đã từng tuyên bố đanh thép, rằng nếu có bất trắc xảy ra, chúng tôi nguyện “chết như một anh hùng” còn kẻ gây chiến sẽ “chết như một con chó”. Tức là nước Nga sẽ sẵn sàng “cùng thế giới tự vẫn”. Và ngay sau vụ này, truyền thông Mỹ và phương Tây đã đẩy lên thành một “bom tấn”, họ nói về một độc tài V.Putin ngạo mạn và hiếu chiến, ngông cuồng hơn tất cả những gì Liên Xô đã từng thể hiện trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Trong bối cảnh căng thẳng của cuộc chiến ngoại giao này, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố: “Nga ngày càng trở nên khó lường và hiếu chiến. Tình hình cho thấy rằng có những mối đe doạ bổ sung từ Nga, mà NATO cần tìm câu trả lời. Chúng tôi sẽ xem xét cách tiếp cận của chúng tôi với Nga. Chúng ta phải thận trọng và kiên quyết”.

Tiếp theo đó, Tư lệnh lục quân Mỹ Mark Esper đã hưởng ứng đầy kiêu hãnh: “Quân đội Mỹ sẽ luôn sẵn sàng chiến đấu với ai và giành chiến thắng quyết định đối với bất kỳ đối thủ nào, bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu. Quân đội Mỹ sẽ làm được điều đó nhờ có lợi thế trong việc sử dụng các phương tiện chiến đấu hiện đại và không có người lái, máy bay và hệ thống hỗ trợ vũ khí, cho phép các chỉ huy và binh lính của chúng tôi không cần có mặt trong trận đánh. Chiến thắng sẽ được đảm bảo bởi độ tin cậy của thiết bị của chúng tôi kết hợp với chiến thuật tiên tiến dựa trên học thuyết quân sự Mỹ hiện đại…”.

Rõ ràng, tuyên bố của Tư lệnh lục quân Mỹ toát lên 2 ý, thứ nhất là Mỹ đang chiếm “ưu thế quân sự”. Và hai là, Mỹ “bất khả xâm phạm”, sẽ không có một giọt máu nào của người Mỹ rơi xuống, nhưng Mỹ vẫn chiến thắng trong chiến tranh với bất kỳ đối thủ nào.

Không rõ ông Putin hay người Mỹ bên nào ngạo mạn hơn, nhưng những gì Tổng thống Putin và nước Nga đang làm cho thấy Nga chứ không phải Mỹ, mới chính là quốc gia ưa chuộng hòa bình. Và Nga đã sẵn sàng làm tất cả mọi thứ, đã sẵn sàng hi sinh cả quốc gia để nhắm một đòn đánh quyết định cùng chết với kẻ thù.

Thời đại Mỹ hung hãn, bất chấp, thả 2 quả bom hạt nhân vào Nhật Bản để chứng tỏ sức mạnh đã qua rồi… Thế giới ngày nay, trong và sau chiến tranh lạnh, ai nấy đều quá kinh tởm và sợ hãi trước sự hủy diệt của vũ khí hạt nhân. Việc nhiều quốc gia cùng sở hữu vũ khí hạt nhân, vừa là đáng quan ngại lại vừa đáng mừng bởi không một ai có quyền lực tuyệt đối. Mỹ không sử dụng hạt nhân không phải vì Mỹ nhân đạo mà vì Mỹ không dám. Mỹ không dám mạnh tay với Triều Tiên, Iran… là bởi vì hai nước này có vũ khí hạt nhân. Và, đặc biệt với Nga thì Mỹ e ngại vì chẳng ai muốn tự sát bao giờ.

Năm 2018, sau rất nhiều đòn trừng phạt kinh tế, chính trị không hiệu quả, Mỹ đang có ý đồ dùng quân sự. Thế là truyền thông Mỹ và phương Tây loan tin Nga đang vi phạm INF vì phát triển tên lửa hành trình phóng từ mặt đất 9M729 hay còn gọi là Novator – dù chẳng có một chứng cớ nào. Nga phủ nhận tuyên bố đó và đã nhiều lần yêu cầu Mỹ cung cấp bằng chứng hoặc chi tiết khiếu nại của mình để đàm phán giải quyết vấn đề này. Nhưng Washington kiên quyết từ chối cung cấp thông tin chi tiết, vì vậy các cuộc đàm phán không tìm được tiếng nói chung. Dĩ nhiên, thất bại ở cuộc đàm phán Geneva là kết cực tất yếu. Trong khi đó, Mỹ đã triển khai các hệ thống tên lửa ở Rumani và Ba Lan, vi phạm hiệp ước một cách trơ trẽn nhất. Washington gọi các hệ thống tên lửa này là phòng thủ và chống lại các mối đe dọa từ Iran. Nhưng đến kẻ ngốc cũng biết, việc Mỹ đơn phương rút khỏi INF là một bài học cảnh giác vô cùng nghiêm trọng. Việc Mỹ “chống lại các mối đe dọa từ Iran” chỉ là một cái cớ, và chẳng ai có thể chấp nhận một cái cớ như vậy. Những hệ thống tên lửa này đe dọa trực tiếp tới an ninh, đặt nước Nga vào nguy cơ bị tấn công hạt nhân bởi Mỹ.

Đầu năm 2019, sau rất nhiều đe dọa thì Tổng thống Mỹ D.Trump đã tuyên bố đơn phương rút khỏi INF, chính thức “kích hoạt” quá trình rút khỏi thỏa thuận này trong vòng 6 tháng. Với nhiều người am hiểu về Mỹ, đây là một tín hiệu vô cùng nguy hiểm. Nhưng, Tổng thống Putin chưa bao giờ từng sợ hãi. Và một khi Putin không còn nhẫn nữa, với tính cách ông Putin thì tức là ông ấy đã có gì để dựa vào? Vâng, có lẽ đó là việc xuất hiện tên lửa siêu thanh Avangard, được thử nghiệm những năm 2018 và Nga chính thức tuyên bố đi vào thực chiến cuối năm 2019.

Tổng thống Putin đã nói tên lửa siêu thanh Avangard là đột phá công nghệ tương đương sự kiện Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik năm 1957. Avangard được lắp trên tên lửa đạn đạo liên lục địa để phóng lên không trung, sau đó quay trở lại Trái Đất và khi lướt trong khí quyển nó bay với tốc độ có thể gấp 27 lần vận tốc âm thanh, tức hơn 9000m/s. Và nó có thể mang theo đầu đạn hạt nhân với sức công phá 2 megaton, tương đương sức công phá của 2 triệu tấn thuốc nổ TNT.

Nên nhớ, tên lửa của Trung Quốc và Triều Tiên thường đi theo đường bay dễ đoán, và tốc độ chỉ đạt gấp 5 lần tốc độ âm thanh, nhưng Avangard thì khác. Sau khi tách ra, Avangard có thể bẻ lái một cách khó lường trong khí quyển khi đang bay tới mục tiêu, khiến việc đánh chặn trở nên khó hơn nhiều.

Với sự xuất hiện của Avangard, ông Putin tự hào nhấn mạnh rằng Nga là nước duy nhất có vũ khí siêu thanh, và lần đầu tiên Nga dẫn đầu thế giới về một lớp vũ khí mới hoàn toàn, khác với quá khứ khi Nga luôn đuổi theo Mỹ. Chẳng thế mà, tướng Haiten, người đứng đầu Bộ Chỉ huy Chiến lược của Mỹ, đã từng thừa nhận: “Có một cuộc chạy đua vũ trang. Tiềm năng siêu nhiên của người Nga là một thách thức đáng kể đối với chúng ta. Chúng ta sẽ cần một bộ thiết bị phát hiện khác nhau để ít nhất có thể thấy các mối đe dọa về tốc độ. Bây giờ, chúng ta không nhìn thấy chúng. Thế hệ vệ tinh và radar hiện tại không đủ để nhận thấy các tên lửa siêu âm. Và đối thủ của chúng ta biết về điều này. Chúng ta không có biện pháp phòng vệ nào có thể cản trở việc sử dụng vũ khí này chống lại chúng ta. Vì vậy, để chế ngự Nga, phản ứng của chúng ta chỉ có thể là mối đe dọa của cuộc tấn công hạt nhân khổng lồ”. Nhưng nếu có “một cuộc tấn công hạt nhân khổng lồ” vào nước Nga, Tổng thống V. Putin tuyên bố sẽ “đáp trả ngay lập tức”.

Và năm 2020, trong bối cảnh Covid-19 đang tàn phá thế giới, Nga bất ngờ kích hoạt hệ thống “Răn đe hạt nhân”, tức là sẵn sàng đáp trả bằng hạt nhân ngay khi nước Nga bị đe dọa. Có lẽ, họ đã nhận ra điều gì đó bất thường từ Mỹ chăng? Nói thêm cho những ai chưa biết, ngày 02/06/2020, Tổng thống Nga V.Putin đã ký phê duyệt và tuyên bố công khai với thế giới rằng: Liên Bang Nga sẽ giáng trả hạt nhân ngay lập tức nếu họ và đồng minh bị tấn công hoặc đe doạ.

Nghe như một lời tuyên bố đầy thách thức và ngạo mạn. Vì thời buổi này ai dám tấn công bằng vũ khí hạt nhân có khác gì tự sát đâu. Nhưng ông V. Putin thì không ngốc và cũng chẳng mấy khi ông ta làm chuyện gì đó thừa thãi, hoặc làm chỉ để cho vui. Đơn giản, đây là tuyên bố của một người đàn ông đang làm tất cả để bảo vệ nước Nga cũng như các di sản hậu Xô Viết. Có lẽ, nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới nên cảm ơn “gã nguyên thủ độc tài, tàn bạo” V.Putin (theo cáo buộc từ Mỹ và phương Tây). Vì nhờ có sự xuất hiện của người đàn ông này, hàng triệu người dân vô tội khác đã không bị chết oan dưới bom đạn của tự do, dân chủ.

Ông V.Putin đã từng khóc, khi ông tái đắc cử Tổng thống Nga năm 2012. Giây phút trước đó, Putin đứng yên lặng trong chiếc áo parka màu đen, đợi Medvedev giới thiệu lên phát biểu. Sau đó, khi tiến lên sân khấu, gương mặt ông thay đổi, vẻ xúc động, và rồi nước mắt người đàn ông thép tràn xuống má, lấp lánh dưới ánh đèn và nghẹn ngào: “Tôi đã hứa với các bạn rằng chúng ta sẽ thắng, và chúng ta đã thắng khi đánh bại những âm mưu nhằm chia cắt nước Nga. Vinh quang thuộc về nước Nga”.

Năm 2012, ông B.Obama thì lại cười khi đắc cử Tổng thống Mỹ. Bức ảnh “niềm vui chiến thắng” ghi lại khoảnh khắc Obama ôm vợ mình tươi cười hân hoan là một trong những bức ảnh có lượt tương tác khủng nhất MXH, với 6 triệu like trên facebook. Và thế là, để mừng kỷ lục 6 triệu like, Tổng thống trong nhiệm kỳ đó, đã kịp có hàng triệu người phải chết vì bom đạn “tự do dân chủ” của B.Obama, Tổng thống có bàn tay ấm. Ông B. Obama trở thành “Tổng thống vì hòa bình”, có lẽ là nhờ hàng chục triệu like facebok. Trong khi đó V.Putin lại là “Bạo chúa khát máu”, khi bị đổ lỗi cho cái chết của hàng triệu người dân trên thế giới. Và con số người chết sẽ là hàng tỷ người, nếu như bom đạn dân chủ có đầu đạn hạt nhân.

Ngày nay, việc sở hữu vũ khí hạt nhân không còn là câu chuyện độc quyền của bất kỳ quốc gia nào. Vậy nên, sẽ là thảm họa nếu như một quốc gia nào đó kích hoạt vũ khí hạt nhân trước, điều ấy sẽ dẫn tới hiệu ứng domino, và có Chúa mới biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo. Có lẽ, thế giới sẽ trở thành đống hoang tàn nếu như xảy ra chiến tranh hạt nhân, thảm kịch tồi tệ của toàn nhân loại. Tuy nhiên, cũng chỉ Chúa mới biết đám diều hâu ở Mỹ thực sự nghĩ gì trong đầu. Khi mà COVID-19 đang hoành hành, bạo loạn biểu tình khắp nơi, xung đột xã hội dần mất kiểm soát … thì việc Mỹ mất địa vị thống trị chỉ là chuyện sớm hay muộn. Và khi đó, chuyện gì cũng có thể xảy ra, bởi lẽ trên thế gian này có những kẻ sẽ làm mọi cách để duy trì quyền lực và lợi ích của mình. Như năm 1945, khi mọi chuyện đã ngã ngũ, cũng chẳng ai nghĩ Mỹ sẽ thả 2 quả bom nguyên tử xuống để giết hàng triệu người Nhật Bản cả. Nhưng Mỹ vẫn làm đấy thôi!

Ông V. Putin tiếp tục bị tố cáo là bạo chúa, ngang ngược, hiếu chiến và hàng tỷ người dân trên thế giới đang tin vào điều ấy. Không sao cả, ông ấy vẫn có hàng triệu người ủng hộ, bất kể ông có “ngang ngược và hiếu chiến”. Ông V. Putin  ấy đã khóc, khóc để đổi lấy nụ cười của hàng triệu trẻ nhỏ ở Trung Đông đấy!

Tổng hợp

Bài mới
Đọc nhiều