+
Aa
-
like
comment

Chúng đang lợi dụng 30/4 để xét lại lịch sử

sông trà - 21/04/2020 14:45

Năm nào cũng vậy, cứ sắp tới ngày 30/4 – ngày đất nước Việt Nam thống nhất, nối liền một dải, thì một số trí thức, thế lực thù địch, phản động lưu vong ở nước ngoài lại đưa ra những quan điểm mang tính chất xét lại sự kiện 30/4.

Trên Tập Hợp Dân chủ Đa nguyên lại đăng bài viết Một suy nghĩ về ngày 30 tháng 4 của Nguyễn Gia Kiểng cho rằng: “Đảng Cộng sản và chế độ Cộng sản đã là tai họa lớn nhất về sinh mạng, văn hóa, kinh tế và môi sinh mà Việt Nam đã phải chịu đựng trong suốt dòng lịch sử. Ngày 30/4/1975 đã là ngày khởi đầu của một tiến trình suy thoái bi đát cho đất nước về mọi mặt, văn hóa, đạo đức, kinh tế và môi trường”.

Nhiều luận điệu xuyên tạc, đòi xét lại lịch sử nhân ngày 30/4

Xóa bỏ những luận điệu xuyên tạc, xét lại

 Chắc hẳn, những người có suy nghĩ, tư tưởng xét lại đã quên hình ảnh thời điểm mà nhiều binh lính, người dân theo chế độ Việt Nam Cộng hòa phải “đu càng” tháo chạy khỏi quê hương để vạ vật sống những ngày tàn ở nơi xứ người, vô tình tạo nên cộng đồng người Việt xa xứ.

Song, ở bên kia bán cầu, họ vẫn tự huyễn hoặc bằng ảo tưởng “phục quốc” và họ vẫn vỗ ngực tự hào là cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Dĩ nhiên, những luận điệu đòi xét lại sự kiện 30/4, xét lại lịch sử không bao giờ được chấp nhận bởi nhân dân Việt Nam đã phải đánh đổi quá nhiều để lấy độc lập, hòa bình, tự do.

Lý do thứ nhất

Nói thẳng rằng, sự xuất hiện của Mỹ với mục đích biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự ngăn chặn và đe dọa tiến công các lực lượng cách mạng xã hội chủ nghĩa đang phát triển trong khu vực mà Mỹ cho rằng các lực lượng đó đang đe dọa đến các quyền lợi của Mỹ; Xây dựng “con đẻ” ngăn chặn làn sóng đấu tranh giải phóng dân tộc đang dâng cao ở khu vực Đông Nam Á kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhất là sau chiến thắng Điện Biên Phủ (5-1954) của Việt Nam.

Rất nhiều đời Tổng thống Mỹ đã theo đuổi âm mưu ấy bằng con đường chiến tranh xâm lược, ngoan cố bám lấy chính sách thực dân kiểu mới và lao vào những cuộc phiêu lưu quân sự với bất cứ giá nào.

Nên sự kiện 30/4, theo quan điểm chung của thế giới, kể cả người Mỹ, là nước Mỹ đã thất bại trong cuộc ”phiêu lưu quân sự tại Việt Nam”. Thất bại cả về mặt chiến lược lẫn tâm lý khi mà suốt cả một thời kỳ đó, người Mỹ in hằn vết thương chiến tranh lên tâm trí người Việt Nam, khiến mỗi người Việt chỉ một tinh thần “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” để được sống trong hòa bình, tự do.

Để rồi, cũng suốt một thời gian dài Việt Nam sống trong cảnh Mỹ bao vây cấm vận. Phải bằng rất nhiều nỗ lực, Việt Nam mới có thể đất xây dựng, kiến thiết, đổi mới, phát triển đất nước. Song song là quá trình bình thường hóa mối quan hệ Việt Nam và Mỹ.

Lý do thứ hai

Đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược do đế quốc Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa – đại diện cho giai cấp tư sản và địa chủ ở miền Nam Việt Nam gây ra, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam không đơn thuần chỉ mang ý nghĩa của một cuộc đấu tranh chống xâm lược, giành độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc. Mà còn là nhằm giải quyết vấn đề “ai thắng ai” giữa cách mạng và phản cách mạng, giữa một bên muốn đưa miền Nam Việt Nam tiến theo con đường chủ nghĩa xã hội còn bên kia thì lại muốn miền Nam đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Đồng thời, nó cũng chứng minh một điều rằng “cây dân chủ” mà Mỹ “trồng” ở chính thể có tên Việt Nam Cộng hòa chỉ được trồng một cách cẩu thả trên một mảnh đất chưa chuẩn bị, với những con người bản lãnh chính trị yếu.

Cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống đế quốc Mỹ xâm lược đã trở thành một bộ phận của cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới và mang ý nghĩa quốc tế sâu sắc.

Lý do thứ ba

Thắng lợi của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã mở ra một kỷ nguyên mới vô cùng sôi động; là một cống hiến lớn lao vào sự nghiệp bảo vệ hòa bình thế giới, tăng cường sức mạnh của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân các nước đang đấu tranh giành độc lập, tự do trên toàn thế giới, giành thắng lợi vẽ vang cho dân tộc.

Đảng Lao động Việt Nam khi đó (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) đã giương cao ngọn cờ bách chiến, bách thắng, thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa Mác – Lênin đối với chủ nghĩa tư bản trong thời đại mới; sáng tỏ chân lý – một dân tộc đất không rộng, người không đông nhưng biết đoàn kết và quyết tâm một lòng dưới sự lãnh đạo của  một đảng chân chính, có đường lối đúng đắn sáng tạo thì nhất định thắng lợi.

Để rồi, Chủ nghĩa Mác – Lên Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn là kim chỉ nam cho mọi tôn chỉ, hành động của Đảng, Nhà nước với mục tiêu đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, nhân dân ta được độc lập, tự do, hạnh phúc.

Tức là, với sự lãnh đạo xuất sắc của Đảng Cộng sản đã được minh chứng, e rằng cái mong mỏi Đảng Cộng sản Việt “cáo chung” sẽ mãi là giấc mơ không bao giờ thành hiện thực của thế lực thù địch.

Trước các luận điệu xuyên tạc hòng “đổi trắng thay đen”, chúng ta cần nhìn nhận vấn đề cho đúng với tiến trình lịch sử của dân tộc. Và ngày 30/4/1975 trong tâm thức mỗi con dân đất Việt, nó đã đi vào lịch sử như một mốc son chói lọi đưa đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta từ đây tập trung sức lực và trí tuệ hàn gắn vết thương chiến tranh xây dựng cuộc sống mới; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Sông Trà

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Bài mới
Đọc nhiều