Chưa bao giờ những người Việt Nam ở xa tổ quốc lại háo hức trở về như bây giờ
Những năm trước đây đặc biệt là sau chiến thắng mùa xuân năm 1975, rất nhiều người Việt Nam rời tổ quốc đi tị nạn ở nước ngoài. Có rất nhiều lý do khiến họ dứt ruột ra đi nhưng lý do chính vẫn là do vấn đề kinh tế.
Quả thật đất nước Việt Nam ta sau ngày giải phóng gặp vô vàn khó khăn do hậu quả chiến tranh để lại. Trong nước rất nhiều thế lực thù địch bởi họ là những người thất bại trong cuộc chiến vừa qua. Đối với quốc tế Việt Nam chịu sự cấm vận của nhiều quốc gia trong đó có Mỹ và một số nước phương tây khác. Mặt khác do cuộc chiến tranh kéo dài 20 năm, để giải phóng miền nam thống nhất đất nước chúng ta đã phải tập trung mọi nguồn lực cho mục tiêu chính là giành độc lập thống nhất đất nước. Trong thời gian chiến tranh mặc dù điều kiện đất nước còn muôn vàn khó khăn nhưng vì mục tiêu lâu dài cho sự nghiệp phát triển đất nước Đảng và Chính phủ đã có kế hoạch sách cử hàng trăm ngàn lượt cán bộ đi học tập và đào tạo ở nước nước ngoài. Những cán bộ sau khi kết thúc các khóa học trở về đều đã có những nỗ lực hết mình mang những kiến thức đã học tập nghiên cứu ở nước ngoài cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Song do đất nước vừa trải qua cuộc chiến tranh được coi khốc liệt nhất trong lịch sử nhân loại nên đất mẹ Việt Nam mang trên mình đầy rẫy những vết thương, đòi hỏi phải có thời gian đủ dài mới có thể được chữa lành. Sau khi chiến tranh kết thúc đất nước giành độc lập, nam bắc thống nhất một nhà, kinh tế nước ta bước vào giai đoạn suy thoái tưởng chừng không lối thoát. TRong khi đó ngoài nhiệm vụ lo cho cuộc sống của nhân dân hàng năm chúng ta còn phải trả nợ cho những nước anh em những khoản vay chúng ta vay trong thời gian chiến tranh. Mặt khác chiến tranh cũng lấy đi cơ hội và kinh nghiệm làm kinh tế khiến chúng ta bước đầu gặp không ít khó khăn trong việc điều hành và quản lý đất nước. Đất nước đã khó khăn lại càng khó khăn khi những Lãnh đạo đất nước đang quen với binh đao giờ rất ngỡ ngàng trước việc điều hành và quản lý nền kinh tế đất nước.
Trước những khó khăn của nền kinh tế đất nước, được sự kích động của các thế lực thù địch từ bên ngoài và chính sách bài Việt của một số quốc gia, một bộ phận không nhỏ cư dân khắp mọi miền đất nước đã bằng mọi cách trốn ra nước ngoài một cách bất hợp pháp. Họ đang tâm bỏ lại đằng sau nơi quê hương đã sinh ra mình với mong muốn tìm thiên đường nơi đất khách.
Nhưng tháng năm trôi qua, người Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng không vì khó khăn mà khoanh tay nhìn đất nước chìm mãi trong đói kém. Ý chí và khát vọng xây dựng lại đất nước qua thời gian lớn dần trong huyết quản con người Việt Nam. Chính sách đổi mới của Đảng tại Đại hội VI như một lời hiệu triệu đánh thức sức mạnh dân tộc Việt Nam thức dậy. Đảng đã chỉ cho nhân dân biết rằng muốn đất nước phát triển và sớm trở nên hùng cường thì chẳng có con đường nào khác là dựa vào chính nội lực của dân tộc mình, dựa vào bàn tay khối óc của chính người Việt Nam. Và thế là một lần nữa dân tộc ta theo tiếng nói của Đảng lại tay trong tay chung sức, chung lòng dốc toàn bộ sức lực bước vào cuộc chiến chống đói nghèo đầy gian nan thử thách.
Hơn ba mươi năm dưới sự lãnh đạo của Đảng đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu vô cùng to lớn. Thành tích đó không những khiến cho thế giới nể phục mà còn khiến cho chính những người Việt Nam ngày nào ra đi vì đói kém nay phải cảm thấy hối tiếc. Từ một nước hàng năm thiếu ăn, nay Việt Nam là cường quốc xuất khẩu gạo trên thế giới, nền kinh tế nhiều năm liền có tốc độ tăng trưởng bình quân lớn hơn 7%/năm. Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ, từ một quốc gia chỉ xuất khẩu dầu thô, cà phê và giày dép trở thành một trung tâm sản xuất thu hút những tập đoàn lớn toàn cầu.
Hà Nội, TP HCM và các thành phố lớn khác trên cả nước là những trung tâm phát triển rực rỡ đưa đất nước Việt Nam không ngừng phát triển. Giờ đây đi đâu , đến bất cứ nơi nào từ mũi Cà Mau đến địa đầu móng cái, đi đến đâu chúng ta cũng cảm thấy tầm vóc của Việt Nam đang ngày một trỗi dậy, phát triển. Ba mươi năm qua từ chỗ gần như bị cô lập trên trường quốc tế, nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189 nước trên thế giới và là thành viên tích cực của nhiều tổ chức quốc tế.
Năm 2020 thế giới bị càn quét bởi dịch Covid 19, Việt Nam nổi lên như một điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư quốc tế và là tấm gương sáng về phòng và chống dịch bệnh Covid 19 trên phạm vi toàn cầu. Việt Nam không những phòng chống dịch tốt còn giang rộng vòng tay giúp đỡ các nước trên thế giới, gồm tiền, khẩu trang và thiết bị y tế khác với mong muốn chung tay cùng thế giới dập dịch. Đồng thời tổ chức hàng chục chuyên bay đi khắp thế giới đón đồng bao ta đang bị kẹt lại trên các vùng dịch trên khắp thế giới được trở về quê trong vòng tay yêu thương của người thân, bạn bè. Trong lịch sử phát triển của dân tộc ta chưa bao giờ dòng người Việt Nam ở xa tổ quốc lại háo hức trở về quê hương như bây giờ. Họ muốn trở về bởi Việt Nam bây giờ đã thực sự thay đổi, bởi Việt Nam là quê hương mà dù họ có đi đến đâu , làm gì họ cũng không bao giờ có được. Đất nước Việt Nam là quê hương của tất cả những con người mang dòng máu lạc hồng. Chúng ta không muốn bất kì một người Việt Nam nào bị tụt lại phía sau. Và luôn sẵn sàng chấp nhận đóng góp của tất cả nhưng người con yêu nước có tâm nguyện phục vụ đất nước.
Đúng vậy mỗi một người dân chỉ có một quê hương, mỗi một người chỉ có một tổ quốc. Đã hết rồi cái thời những đưa con phải dứt áo ra đi vì miếng cơm manh áo. Đã hết rồi cái thời thù hận người Việt với người Việt. Cái còn lại với tất cả những người Việt Nam bây giờ là tổ quốc, là trách nhiệm của mỗi người đối với vận mệnh phát triển quốc gia.
Chúng ta tự hào là người Việt Nam, được đóng góp cho sự phát triển quốc gia luôn là trách nhiệm là niềm tự hào của mỗi người Việt Nam chúng ta. Việt Nam cái tên thân quen và duy nhất làm rung động trái tim người Việt Nam dù đang sống ở đâu đang làm gì trên trái đất này.
Đỗ Mạnh
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả