+
Aa
-
like
comment

Chủ tịch nước: “Chúng ta là một quốc gia thống nhất, không phải chính phủ liên bang”

Tùng Lâm - 13/10/2021 19:55

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh các địa phương không được “ngăn sông cấm chợ”, không phải vẫn dụng mỗi người một kiểu mà cần tạo nên tạo lên một sự thống nhất, một quốc gia thống nhất chứ không phải là chính phủ liên bang.

Chiều 12/10, tại TPHCM, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo Nghị quyết 30/2021 của Quốc hội; các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các giải pháp để kiểm soát dịch COVID-19, phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn Thành phố trong thời gian tới. Cho rằng tỷ lệ nợ công/GDP nước ta đang ở mức 54-55%, thấp hơn mức trần 65%, nên Đoàn ĐBQH TPHCM cần kiến nghị Quốc hội có chính sách phù hợp để thúc đẩy phục hồi kinh tế.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. Ảnh: TTXVN. 
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi lời chia sẻ sâu sắc tới Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TPHCM về những mất mát, đau thương do dịch bệnh gây ra. Với tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao triển khai nhiều biện pháp, huy động nhiều nguồn lực, Thành phố đã vượt qua đỉnh dịch, qua thời điểm khó khăn thử thách nhất. Đó là nhờ những những nỗ lực không mệt mỏi của lãnh đạo, nhân dân Thành phố, của lực lượng tuyến đầu chống dịch, sự hỗ trợ của đồng bào trong và ngoài nước. Trong đó, TPHCM đã có những biện pháp sáng tạo trong chống dịch:

“Gần đây Thành phố có chương trình “Dân hỏi Thành phố trả lời”, qua đó đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Hay vấn đề vaccine, dù khó khăn lớn, nhưng Thành phố quan tâm và rất quyết liệt nên đã có lượng vaccine đủ để tiêm chủng cho nhân dân Thành phố, kể cả mũi 1 và sắp tới là mũi 2″- Chủ tịch nước biểu dương.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc Nhấn mạnh trong các đợt dịch vừa qua, tập thể lãnh đạo và hệ thống chính trị TP.HCM đã đoàn kết, thống nhất ý chí, không máy móc, mà vận dụng sáng tạo các quy định về phòng chống dịch bệnh nên đã từng bước kiểm soát được tình hình ở một siêu đô thị, đây là điều kiện tiên quyết để khôi phục phát triển kinh tế xã hội. Nếu không giãn cách xã hội sẽ tiếp tục làm doanh nghiệp phá sản, nhân dân mất việc làm, nghèo đói và suy dinh dưỡng gia tăng, gián đoạn học hành, san chấn tâm lý nặng nề kéo theo bất bình đẳng và cản trở tăng trưởng.

Tình trạng bình thường mới hàm ý là Sars-Cov-2 tồn tại lâu dài, nên các chủ thể trong xã hội, từ người dân, doanh nghiệp, chính quyền đều phải thích ứng an toàn trong điều kiện như vậy. Việc kiểm soát tốt dịch bệnh là điều kiện tiên quyết để phục hồi kinh tế và đời sống xã hội. Chủ tịch nước đề nghị Chính quyền Thành phố cần tiếp tục xây dựng hệ thống quản lý rủi ro để có thể xác định, đánh giá, giám sát và giảm thiểu các tác động rủi ro dịch bệnh đối với nền kinh tế.

“Những rủi ro nào với SARS-CoV-2 đặt ra cho TP.HCM, nên có tiêu chí cụ thể để chúng ta quản lý một cách an toàn chặt chẽ hơn, còn nếu chúng ta không chặt chẽ cái này thì chúng ta mở cửa lại đóng cửa, Quản lý rủi ro này rất quan trọng, đặt ra những bấp bênh giữa dịch quay trở lại và tình hình ổn định phát triển. Nếu chúng ta tiếp tục đóng cửa thì sẽ không chịu nổi, không chỉ là -5% thậm chí là -6%, -11% mà còn những điều có thể tồi tệ hơn. Mà nếu không thực hiện Chỉ thị 16 nữa thì chúng ta thực hiện đi lại bình thường, không có lý do gì mà chúng ta không cho đi lại.”

“Quốc lộ là quốc lộ, hàng không là hàng không, là vấn đề quốc gia chứ không phải vẫn dụng mỗi người một kiểu có thể gây ra những khó khăn trong lưu thông hàng hóa, xuất nhập khẩu. Chúng ta nói vấn đề này ở TP.HCM nhưng các địa phương lân cận cũng phải hiểu được một cách đầy đủ vấn đề này để tạo lên một sự thống nhất, một quốc gia thống nhất chứ không phải là chính phủ liên bang..” – Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng dự buổi giám sát của Đoàn ĐBQH TPHCM về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn Thành phố (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng dự buổi giám sát của Đoàn ĐBQH TPHCM về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn Thành phố

Trong bối cảnh mới, khi TPHCM đã bước đầu kiểm soát được dịch bệnh, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đồng tình với việc điều chỉnh chiến lược từ Zero COVID-19 sang thích ứng an toàn với COVID-19, vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa khôi phục thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Nhưng cần hiểu một cách rõ ràng, nhất quán về chiến lược mới, kể cả người dân, doanh nghiệp và các cấp chính quyền. Không phải là sống chung với COVID-19 mà sống chung với tình trạng lây nhiễm với phương thức và cách làm phù hợp để không dịch lây lan. Do đó thứ nhất là vaccine, thứ 2 là thực hiện 5K. Tình trạng bình thường mới hàm ý là Sars-Cov-2 tồn tại lâu dài, nên các chủ thể trong xã hội, từ người dân, doanh nghiệp, chính quyền đều phải thích ứng an toàn trong điều kiện như vậy. Việc kiểm soát tốt dịch bệnh là điều kiện tiên quyết để phục hồi kinh tế và đời sống xã hội. Chủ tịch nước đề nghị Chính quyền Thành phố cần tiếp tục xây dựng hệ thống quản lý rủi ro để có thể xác định, đánh giá, giám sát và giảm thiểu các tác động rủi ro dịch bệnh đối với nền kinh tế.

Theo đó, để khôi phục kinh tế Thành phố, Chủ tịch nước đề nghị Thành phố tiếp tục đảm bảo các huyết mạch kinh tế được thông suốt, gồm lưu thông hàng hóa; dịch chuyển con người; các dịch vụ tài chính, tín dụng, thanh khoản cho doanh nghiệp; nối lại chuỗi cung ứng cả hàng hóa và lao động. Cùng với đó là khôi phục phát triển doanh nghiệp, đối thoại để nắm rõ khó khăn của từng dự án.

Theo Chủ tịch nước, Thành phố Hồ Chí Minh cần đẩy mạnh thực tiễn chính sách tài khóa. Ở nước ta, tỷ lệ nợ công/GDP còn thấp, chỉ 54-55%, thấp hơn mức trần 65%, nên Đoàn ĐBQH TPHCM cần kiến nghị Quốc hội có chính sách phù hợp để thúc đẩy phục hồi kinh tế.

Nhấn mạnh đến chính sách an sinh hết sức quan trọng trong lúc khó khăn, Chủ tịch nước cho rằng, Thành phố cần có “lưới an sinh” đủ rộng, không chỉ hỗ trợ người dân Thành phố mà còn hỗ trợ lao động còn khó khăn đang làm việc ở Thành phố. Điều đó có ý nghĩa quan trọng trong giữ chân người lao động. Chủ tịch nước nêu kinh nghiệm của Hà Nội là ủy thác cho Ngân hàng chính sách xã hội hơn 300 tỷ đồng để cho vay không tính lãi, nhằm hỗ trợ, giải quyết khó khăn cho các đối tượng.

Về dài hạn, điểm mới mà Chủ tịch nước lưu ý TPHCM, đó là cần phân bố lại cơ sở sản xuất theo hướng phân công hợp tác vùng. Với tư cách là “Anh Hai Nam bộ”, Chủ tịch nước đề nghị Thành phố nên chủ động đề xuất cơ chế, chính sách hợp tác phân công với các địa phương để chuyển dịch cơ sở sản xuất đến với nguồn lao động dồi dào đang sẵn có của ác địa phương.

Thành phố Hồ Chí Minh không còn nhiều dư địa phát triển theo chiều rộng nên Chủ tịch nước đề nghị Thành phố tham khảo chỉ tiêu mật độ kinh tế trong hoạch định mục tiêu phát triển. Theo đó cần chú ý đến giá trị gia tăng trên 1 đơn vị diện tích đất, ví dụ GDP/km2. Mật độ kinh tế của Thành phố hiện trên 650 tỷ đồng/km2, tương đương 28 triệu USD/km2, lớn hơn gấp đôi so với các địa phương đứng thứ hai và cao gấp hàng chục lần so với nhiều địa phương khác. Thế nhưng so với Singapore đã đạt 465 triệu USD/km2 thì Thành phố còn quá khiêm tốn. Đây là dư địa mà Thành phố cần nghiên cứu thực hiện, nhất là thúc đẩy đổi mới sáng tạo làm động lực, mới có thể tiếp tục duy trì vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước.

Tùng Lâm 

Bài mới
Đọc nhiều