+
Aa
-
like
comment

Chống tham nhũng là đặc sản, không phải là cái cớ để bôi nhọ

Bảo An - 03/01/2021 11:02

Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, kinh tế, xã hội của cả nước nên luôn nhận được sự chú ý theo dõi và quan tâm đặc biệt của xã hội. Có lẽ, cũng chính bởi vậy nên các đối tượng xấu, cơ hội chính trị cũng thường xuyên công kích, chống phá, xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh của lãnh đạo Hà Nội.

Bí thư Vương Đình Huệ

Thời gian vừa qua, một làn sóng công kích đang được các đối tượng chống đối, cơ hội chính trị chĩa vào lãnh đạo Hà Nội, đặc biệt là Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ và Chủ tịch Thành phồ Chu Ngọc Anh. Kể từ khi ông Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch Thành phố bị lâm vào vòng lao lý, các mũi nhọn công kích càng được các đối tượng gia tăng nhằm vào lãnh đạo của Hà Nội. Bằng thủ đoạn bôi nhọ đời tư, bóp méo, xuyên tạc các ý kiến lãnh đạo, chỉ đạo, các đối tượng đang hướng lái thông tin dư luận đi theo hướng tiêu cực.

Thủ đoạn xuyên tạc quyết tâm chính trị của Thủ đô Hà Nội

Trong số các mũi nhọn công kích chính quyền Hà Nội, các đối tượng đang cố tình bóp méo, làm lệch lạc cũng như xuyên tạc công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Hà Nội. Thậm chí, để định hướng, dẫn dắt dư luận theo hướng tiêu cực, các đối tượng tiếp tục bẻ lái thông tin vụ án Đồng Tâm, thay đổi bản chất vụ án nhằm vu khống chính quyền. Trên RFA, Việt Tân cùng một số kênh truyền thông tiêu cực đang lan truyền một vài dòng lập luận như: “Bác Kình và người dân Đồng Tâm tham gia vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng này hoàn toàn tin tưởng vào Đảng chứ không phải bất đồng chính kiến hay gì cả. Cho đến ngày 9/1, khi sự việc xảy ra như thế thì cái niềm tin của mình đặt vào đấy hưởng ứng lời kêu gọi chống tham nhũng, để tố cáo sai phạm của chính quyền về quản lý đất đai mà bị quy tội”.

Không chỉ dừng lại ở đây, các đối tượng còn tung ra quan điểm cho rằng “trong báo cáo mới nhất của Chủ tịch Chu Ngọc Anh về kết quả công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020 nhằm phục vụ cho kỳ họp thứ 18, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội khoá XV, cũng bị dư luận đánh giá là bao che trong cơ quan công quyền”.

Thực tế, việc xuyên tạc công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng là một thủ đoạn đang được các đối tượng tích cực sử dựng để tấn công chống phá Đảng, Nhà nước cũng như phá hoại niềm tin của quần chúng nhân dân. Địa phương nào càng đấu tranh quyết liệt với tham nhũng càng trở thành đề tài để các đối tượng tấn công xuyên tạc.

Riêng với Hà Nội, có thể thấy trong 5 năm vừa qua, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã được triển khai một cách hết sức quyết liệt. Nhiều trường hợp cán bộ, lãnh đạo cấp cao trong hệ thống chính quyền đã bị đưa ra xử lý. Điều này cho thấy rõ sự nghiêm minh của pháp luật, tinh thần kiên quyết không thỏa hiệp với sai phạm của lãnh đạo Hà Nội. Tuy nhiên, qua lăng kính tiêu cực của các đối tượng, mọi thành quả trong công tác phòng, chống tham nhũng đã bị phủ nhận sạch trơn. Thậm chí, với kiểu lập luận hai mặt, các đối tượng cố tình tô vẽ cho rằng Hà Nội là nơi xảy ra nhiều tiêu cực nên mới có nhiều cán bộ bị xử lý.

Đồng thời, nằm trong chiêu bài xuyên tạc quyết tâm chính trị trong công tác phòng, chống tham nhũng, các đối tượng cũng không ít lần tấn công cá nhân ông Vương Đình Huệ và ông Chu Ngọc Anh – hai lãnh đạo cấp cao của Hà Nội. Với thủ đoạn xuyên tạc ý kiến phát biểu, cắt ghép hình ảnh, các đối tượng đã tạo ra những thông tin trái chiều, tiêu cực.

Vững tin vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Thực tế công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng là minh chứng rõ ràng nhất thể hiện quyết tâm cũng như sự hiệu quả trong công tác chống tham nhũng tại Hà Nội nói riêng và trong cả nước nói chung. Chống tham nhũng, nhóm lợi ích không phải là câu chuyện ngày một ngày hai mà nó là cả một quá trình, trong đó vai trò lãnh đạo cũng như quyết tâm chính trị của những người đứng đầu có ý nghĩa quyết định đến sự thành – bại của công cuộc chống tham nhũng.

Chống tham nhũng là một trong những giải pháp để củng cố sức mạnh của Đảng, Nhà nước ta. Công cuộc phòng, chống tham nhũng thành công cũng đi liền với việc vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước được củng cố. Đây là điều các đối tượng chống đối không mong muốn. Vì nếu Đảng, Nhà nước ta càng mạnh thì các đối tượng sẽ không có sơ hội chen chân vào đời sống chính trị của Việt Nam. Chính vì vậy, các đối tượng cố tình xuyên tạc, hướng lái thông tin một cách sai lệch về tình hình tham nhũng cũng như kết quả công tác phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam để tạo ra tình trạng nhiễu loạn thông tin, từ đó tiến hành tấn công chống phá về mặt chính trị.

Chống tham nhũng là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Trong cuộc chiến này, cùng với việc đấu tranh với những “giặc nội xâm”, chúng ta còn phải đấu tranh với sự chống phá, xuyên tạc của các đối tượng chống đối, thù địch. Chính vì vậy, mỗi người dân cần thực sự tỉnh táo, kiên quyết không để bị các đối tượng xấu dắt mũi, trở thành quân cờ chính trị bị các đối tượng thao túng.

Bảo An

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Bài mới
Đọc nhiều