+
Aa
-
like
comment

Chồng không cho vợ đi làm bị phạt bao nhiêu tiền?

31/12/2021 05:18

Hành vi cản trở hoặc không cho thành viên trong gia đình thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì lý do giới tính có thể phạt tiền đến 5 triệu đồng, theo Nghị định 125/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 125/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới.

Theo đó, hành vi cản trở hoặc không cho thành viên trong gia đình thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì lý do giới tính có thể phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng.

Hành vi đối xử bất bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính cũng chịu cùng khung phạt trên.

Trước đây, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy hiếp tinh thần nhằm không cho phép thành viên trong gia đình thực hiện các hoạt động tạo thu nhập vì định kiến giới chỉ bị phạt từ 200.000 – 500.000 đồng.

Song, theo quy định mới tại Điều 13 Nghị định 125/2021, hành vi cản trở hoặc không cho thành viên trong gia đình thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì lý do giới tính có thể phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng.

Như vậy, việc chồng cố tình ngăn cản không cho vợ đi làm sắp tới sẽ bị phạt tiền đến 5 triệu đồng.

Bên cạnh đó, Nghị định 125/2021 còn quy định phạt tiền từ 5 – 7 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

– Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhằm cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính;

– Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, sử dụng biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên trong gia đình thuộc một giới nhất định.

Phạt tiền từ 7 – 10 triệu đồng đối với hành vi dùng vũ lực nhằm cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.

Hạnh Nhân

Được nghỉ việc nếu bị ngược đãi ở nước ngoài

Từ ngày 1-1-2022, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chính thức có hiệu lực. Luật mới có nhiều quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của lao động Việt Nam ở xứ người, điển hình là quy định cho phép người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Luật cũng quy định người đi xuất khẩu lao động không phải đóng BHXH hoặc thuế thu nhập cá nhân 2 lần ở Việt Nam và ở nước đến làm việc, nếu hai nước đã ký hiệp định về BHXH hoặc hiệp định tránh đánh thuế 2 lần. Đáng chú ý, luật nghiêm cấm việc thu tiền môi giới đi xuất khẩu lao động của người lao động.

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều