+
Aa
-
like
comment

Chống dịch giai đoạn cao điểm: Đây là lúc thể hiện kỷ cương phép nước

Quỳnh Quỳnh - 30/03/2020 19:47

Trong lúc cả nước đang bước vào giai đoạn “nước sôi, lửa bỏng” trong phòng chống dịch Covid-19. Nhưng vẫn còn nhiều người chưa thực sự ý thức, không hợp tác hay chống đối với các biện pháp phòng dịch. Công đồng cho rằng, có lẽ không nên chỉ dừng ở khuyến cáo, tuyên truyền, đã đến lúc áp dụng các biện pháp xử lý thật nghiêm khắc để răn đe.

Hiện nay, chúng ta đang phải ngăn chặn dịch bệnh từ trăm ngả thay vì một vài ngả như trước đây. Trong bối cảnh đó, cùng với việc khuyến cáo, kêu gọi mỗi người dân phải nêu cao tinh thần trách nhiệm “chống dịch như chống giặc”, bảo vệ mình và cả bảo vệ người xung quanh thì việc xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định cách ly, khai báo y tế hay các biện pháp phòng dịch khác là điều rất nên làm.

Khuyến cáo thôi… chưa đủ

Tại Hà Nội, đến tận ngày 24/3, hàng trăm người dân vẫn chen chúc đi lễ phủ Tây Hồ, mặc “thông điệp kêu gọi” của ông chủ tịch thành phố Hà Nội, mặc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tuyệt đối không tụ tập đông người, hạn chế ra nơi công cộng…

Tối 25.3, khi Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã ra lệnh đóng cửa tất cả hàng quán trên địa bàn đến ngày 5.4, trừ hàng thiết yếu. Tuy đã được phổ biến từ trước, nhưng nhiều cơ sở vẫn bất chấp, mở cửa hoạt động.
Tại Quảng Ngãi, gần như trọn ngày 26/3, Trung tâm thương mại và siêu thị Big C Quảng Ngãi tưng bừng lễ khai trương, người người đổ về mua sắm, mặc công văn khuyến cáo hạn chế tập trung đông người của Tỉnh ủy ban hành từ ngày 19/3.

Phần lớn người dân vào lễ không đeo khẩu trang hoặc sử dụng khẩu trang không đúng cách khi dự lễ tại phủ Tây Hồ ngày 24/3

Những hành động, việc làm vô ý thức hoàn toàn có thể gây khó khăn cho lực lượng chức năng, thách thức tới an nguy của cộng đồng khiến dịch bệnh khó bề kiểm soát. Đặc biệt, thực tế đã có trường hợp không ý thức cách ly, khai báo không trung thực mà làm dịch bệnh lây lan rộng, khiến hàng chục người khác nhiễm bệnh và hàng trăm người khác bị ảnh hưởng bởi phải cách ly để phòng chống dịch.

Có lẽ, đã đến lúc cần pháp lý hóa các biện pháp chống dịch COVID-19 trên diện rộng. Với diễn tiến tăng tốc lây nhiễm như hiện nay, trong đó lây nhiễm trong cộng đồng, lây nhiễm tại cộng đồng nhưng chưa phát hiện, lây nhiễm trong đội ngũ y tế, bệnh viện và nguy cơ lây nhiễm tại khu cách ly…; đòi hỏi Nhà nước, với chức năng, quyền hạn và công cụ pháp lý, phải mạnh tay hơn, quyết liệt hơn, triệt để hơn trên mọi trận tuyến “chống giặc” COVID-19.

Từ 0 giờ ngày 28/3, Chính phủ lệnh cho các địa phương cấm tụ tập trên 20 người. Tại TPHCM, UBND TPHCM, ngoài lệnh trên, còn cấm tụ tập 10 người trước công sở, bệnh viện, trường học. Yêu cầu người dân không ra đường nếu không có việc thực sự cần thiết, đội ngũ nhân viên y tế không được rời khỏi thành phố, sẵn sàng đợi lệnh… Lệnh ban hành cần lập thành với một loạt biện pháp chế tài dựa trên các cơ sở pháp lý được áp dụng theo luật và đặc cách trong tình trạng đại dịch, tình huống khẩn cấp…

Đây là lúc thể hiện kỷ cương phép nước

Đã qua giai đoạn kêu gọi hạn chế ra đường, khuyến cáo tránh tụ tập… Giờ là áp dụng chế độ bắt buộc thực thi, nghiêm cấm mọi hành vi ngoài quy định và thẳng thừng cưỡng chế, trừng phạt. Bởi hậu quả đã và đang nhãn tiền ngay tại các nước lớn, quốc gia phát triển. Một khi lơ là, thậm chí xem thường các biện pháp ngăn chặn lây lan, khoanh vùng, cách ly thì hậu quả điều trị trở thành là điểm nút vỡ trận, Cái Chết Đen ám ảnh, chực chờ bờ vực.

Sáng 23/3, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, cho biết Bộ Y tế cũng đã chủ động phối hợp với các ngành dự báo tình huống và xây dựng 5 kịch bản phòng chống dịch theo các cấp độ, với tinh thần là phải lường đến tình huống xấu hơn để tình huống đó không xấu đi, phải tính đến tình huống xấu nhất để tình huống đó không xảy ra. “Tình huống xấu nhất, chúng tôi dự tính tới 30.000 trường hợp bị nhiễm. Chúng ta vào cuộc sớm, chủ động và đưa ra giải pháp sớm hơn, cao hơn so với khuyến nghị của WHO và các nước”, Phó thủ tướng khẳng định.

Để kiểm soát tốt dịch bệnh, không còn cách thức nào khác là phải mạnh tay hơn nữa, cụ thể hơn nữa và đặt để trên cơ sở pháp lý để thực thi nghiêm, triệt để.

Để kiểm soát tốt dịch bệnh, không còn cách thức nào khác là phải mạnh tay hơn nữa, cụ thể hơn nữa và đặt để trên cơ sở pháp lý để thực thi nghiêm, triệt để. Nó cũng chính là “bổ đề cơ bản” để chúng ta sống sót, bằng không, 2 tuần tới – với xác định là đỉnh dịch bùng phát, lây lan, thậm chí không bi quan hóa nhưng phải nhìn thẳng vào thực tế sẽ khốc liệt, sự trả giá “tồn tại hay không tồn tại” là tất yếu.

Quay trở lại câu chuyện ở Bình Chánh, ngày 24/3, du học sinh xác nhận dương tính, vậy mà suốt thời gian chờ có kết quả xét nghiệm, “ứng viên” bệnh nhân này vẫn có mặt ở đám tang. 53 nhân viên y tế Bệnh viện huyện Bình Chánh phải thực hiện cách ly tập trung tại huyện Hóc Môn. Lý do vì đã tiếp xúc gần với anh H.T.H, du học sinh ở Mỹ nhập cảnh về Việt Nam ngày 10-3, dương tính lần 1 với Covid-19 vào sáng 24-3.

Là người nhập cảnh từ vùng dịch, về Việt Nam ngay trong mùa dịch, lẽ ra cần phải ý thức chấp hành nghiêm túc việc cách ly và thời gian cách ly. Thậm chí phải chấp nhận vắng mặt trong đám tang người thân để đảm bảo an toàn về mặt sức khoẻ cho gia đình và xã hội. Tiếc rằng, anh H. đã không làm thế, để giờ đây 53 cán bộ, y bác sĩ Bệnh viện huyện Bình Chánh đang đối diện với nguy cơ có thể mắc Covid-19.

Quỳnh Quỳnh

Bài mới
Đọc nhiều