Chính phủ liêm chính – kiến tạo đã tạo nên sự phát triển
Xây dựng “Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ” là một trong những thông điệp được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nói đến ngay sau khi nhậm chức. Từ thông điệp có sức lay động vô cùng lớn đến hành động mạnh mẽ đã tác động tới nhận thức của các cấp chính quyền, các cán bộ, công chức và toàn xã hội.
Mới đây, Thủ tướng lai một lần nữa mong muốn quyết tâm về đích và vượt chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2016 – 2020 với tâm thế: “dứt khoát không có chuyện điều chỉnh bất cứ một chỉ tiêu nào đã giao cho các đồng chí”.
Với chỉ đạo mới nhất này, Thủ tướng lại một lần nữa thể hiện rõ tinh thần quyết tâm của người đứng đầu Chính phủ trong công tác điều hành nền kinh tế, tinh thần thể hiện một hành động kiến tạo, phục vụ và nhận được nhiều sự tán dương từ dư luận.
Đánh giá tình hình kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng tốc độ tăng trưởng GDP của quý 2 và 6 tháng tăng trưởng chưa phải cao. Tuy nhiên so với các thời kỳ trước thì đây là kết quả đáng ghi nhận, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới có diễn biến bất lợi. Con số tăng trưởng GDP 6,76% của Việt Nam trong 6 tháng qua là kết quả khả quan, trong đó ngành chế biến chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng chính.
Còn nói về trách nhiệm của các bộ/ngành, Thủ tướng cho biết có khá nhiều cơ quan có tư tưởng đổ lỗi cho cơ chế, kêu khó khăn, kêu vướng nên cứ để mãi ở Bộ, không chịu trình lên, trong khi các quy định, quy hoạch đều đã có hết.
“Điều này nó kìm hãm quy mô, kìm hãm sự phát triển nền kinh tế. Nếu không giải quyết thì sẽ tiếp tục tụt hậu. Tôi yêu cầu các bộ trưởng phải rà lại thể chế. Phải sửa đổi, ban hành các nghị định, thông tư để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân. Nhiệm vụ của các đồng chí là làm thể chế, làm chính sách chứ không chỉ làm mấy việc cháy nhà, chết người” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
Nghĩ về cuộc “nước rút” để về đích, phải nói rằng sự nỗ lực của bộ máy hành chính nhà nước, trong đó đứng đầu là Thủ tướng Chính phủ, Các lãnh đạo thuộc văn phòng Chính phủ, các Bộ trưởng là điều hết sức đáng nghi nhận. Khi cùng chung tay xây dựng một “Chính phủ kiến tạo, kiêm chính” từ 5 năm trước.
Từ những hoài nghi về một “Chính phủ kiến tạo, liêm chính” của một số người về sự thành công liệu có như mong muốn, đến kế hoạch đạt và vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó có 3 chỉ tiêu đạt và 9 chỉ tiêu vượt các tiêu chí Quốc hội đã đề ra trên mọi lĩnh vực là kết quả vô cùng ấn tượng về hoạt động của Chính phủ.
Trong suốt 5 năm qua, Chính phủ thực sự đã hành động theo đúng là của dân, do dân và vì dân. Ở các vùng kinh tế dù khó khăn, hay cần cơ chế, chỉ đạo để phát triển thì đều có mặt của lãnh đạo Chính phủ, của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bằng các chuyến thăm, làm việc với địa phương để tìm ra những bước tiến.
Việc Thủ tướng có mặt ở mọi địa phương trong suốt gần 5 năm qua để thúc đẩy việc thực thi, đổi mới là một điều có thể gọi là “xưa nay hiếm”. Các chuyến thị xát, thăm và làm việc của Thủ tướng đã là hành động “truyền lửa” cho cải cách bộ máy hành chính ở các cấp. Là xây dựng và củng cố niềm tin cho những người lãnh đạo thuộc hệ thống văn phòng Chính phủ, lãnh đạo địa phương và nhân dân cả nước.
Trong quan niệm về xây dựng một nền kinh tế vững mạnh Thủ tướng đã nhấn mạnh: “kinh tế là một dòng chảy, không được dừng, cần giải quyết các tồn tại để dòng chảy ấy ngày càng lớn. Đây là trách nhiệm của Chính phủ kiến tạo phát triển”.
Kinh tế càng muốn phát triển thì càng phải đòi hòi sự nỗ lực không ngừng nghỉ của những người điều hành nền kinh tế, đòi hỏi những tư duy đột phát trong chính sách, phải đổi mới trong doanh nghiệp nhà nước và tư nhân để mở cửa phù hợp với điều hiện hội nhập.
Một “Chính phủ kiến tạo, liêm chính” cũng không ngừng ra sức ngăn chặn những tình trạng “trên nóng dưới lạnh”, tình trạng “văn hóa không nhúc nhích”, “cán bộ liêm chính kiểu phong bì”,… Nhằm tạo nên nền hành chính thông suốt, thống nhất từ Trung ương đến địa phương.
Một Chính phủ liêm chính, kiến tạo được xây dựng bằng sự thống nhất, một lòng thì không có gì là không thể. Không có khó khăn nào là không thể đạt được và sự đồng thuận trong nhân dân thì càng trở nên sẵn sàng hơn rất nhiều.
Còn nhớ, “cải cách thể chế, cải cách thể chế và cải cách thể chế!” – Đây chính là khẩu hiệu hành động của Đảng và Nhà nước ta cho giai đoạn phát triển hiện nay. Những định hướng này được xây dựng từ Đại hội VI của Đảng, khi Đảng và Nhà nước đã đề ra đường lối công nghiệp hóa đất nước, đã công nhận cơ chế thị trường, nhưng vẫn coi trọng vai trò quản lý của Nhà nước.
Sau 30 năm đổi mới quy mô nền kinh tế và cùng với những hành động kiến tạo đã tạo nên sự phát triển ngoạn mục cho Việt Nam. Nhất là trong thời điểm 10 năm trở lại đây, khi nền kinh tế của Việt Nam được đánh giá là 1 trong những nền kinh tế phát triển bậc nhất trong khu vực, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất trong khu vực cũng như trên thế giới.
Để người đứng đầu Chính phủ chuyển biến ý chí có thể nói trong giai đoạn những năm trước Đại hội Đảng lần thứ VI là điều không dễ dàng. Và “Chính phủ liêm chính, kiến tạo” cũng như vậy, những giá trị đổi mới được xem là một thách thức không nhỏ đối với cả hệ thống.
Muốn thực hiện hiệu quả thì phải có những mô hình, cũng như muốn cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa, công nghệ hóa, minh bạch hóa, thì Chính phủ đã xây dựng Chính phủ điện tử, một chính phủ công nghệ hiện đại.
Hay việc cải thiện môi trường kinh doanh để nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia thì cần phải cải cách và áp dụng những chuẩn mục của thế giới Đặt ra với những mục tiêu có thể đo lường, định lượng thì Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 19 để nhằm đổi mới. Ngoài ra, để phát triển mô hình và điều kiện kinh doanh phù hợp thì Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, hay vai trò của Văn phòng Chính phủ, của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đều phải vào cuộc để xử lý các vấn đề vướng mắc.
Trong năm 2016, 2017 một Chính phủ đã xây dựng những cơ chế để cả Quốc gia khởi nghiệp, phong trào khởi nghiệp đóng góp cho quê hương đất nước ngày càng được nhân rộng và đổi mới sáng tạo. Năm 2016 đã đi vào lịch sử nền kinh tế Việt Nam khi đây là năm đầu tiên Việt Nam xác lập kỷ lục số doanh nghiệp mới thành lập vượt ngưỡng 100.000 doanh nghiệp.
Thách thức về những bất ổn của nền kinh tế trong suốt nhiều năm qua, nhưng cũng phải nỗ lực để hội nhập, để không bị bỏ lại phía sau. Chính phủ đã nỗ lực không ngừng, có những bước tiến dù chậm mà chắc, cũng có những bước tiến nhanh và xa trên trường quốc tế. Việt Nam hôm nay đã hoàn toàn đổi mới, công lao đó đến từ một Chính phủ kiến tạo, liêm chính.
(Theo Bút Danh)