+
Aa
-
like
comment

Chiêu trò xuyên tạc thông tin, bôi nhọ ngành y tế của đối tượng “dân chủ”

Huyền Trang - 04/10/2021 17:55

Lợi dụng bài báo “Người từng mắc Covid-19 có nguy cơ tái nhiễm gấp 5 lần nếu không tiêm vaccine” của VTV News, “Blogger Điếu Cày” Nguyễn Văn Hải đã “đăng đàn” với nhiều luận điệu xuyên tạc, công kích Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn. Trong bài viết đối tượng đã cố tình đưa ra những thông tin bịa đặt, xuyên tạc với mục đích gây hoang mang dư luận.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn.

Cụ thể, trong bài viết “Hóa ra Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn là tên đồ tể à?”, Nguyễn Văn Hải đã đăng tải những thông tin hoàn toàn sai sự thật, được cắt ghép từ nhiều nguồn tin khác nhau. Tuy nhiên, đối tượng này đã cố tình hiểu sai lời kêu gọi của Thứ trưởng Bộ Y tế trong Thư ngỏ gửi cho các bệnh nhân COVID-19 đã từng chiến thắng biến thể Delta vào ngày 3/9 vừa qua.

Bài viết xuyên tạc, sai sự thật do Bologger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) đăng tải

Chúng ta phải hiểu rằng với tình hình dịch bệnh căng thẳng, khi số ca nhiễm mới chưa có dấu hiệu giảm thì áp lực đè nặng lên ngành y tế sẽ rất lớn. Dù đã có sự hỗ trợ về nhân lực, vật lực và trang thiết bị y tế nhưng vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu. Trong bối cảnh hiện tại, lực lượng y tế tuyến đầu đã phải gồng mình, làm việc trong tình trạng quá tải. Không ít y, bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch đã phải kiệt sức. Như vậy, việc F0 khỏi bệnh tham gia vào công tác phòng chống dịch có ý nghĩa rất quan trọng, họ không chỉ tiếp thêm sức mạnh, lan tỏa tinh thần tích cực đến lực lượng phòng chống dịch mà còn hỗ trợ, giúp đỡ quá trình chăm sóc người bệnh.

Trên thực tế, việc tham gia vào công tác phòng chống dịch không có nghĩa là phải trực tiếp mà có thể thông qua nhiều hình thức khác nhau. Ngoài nhân viên y tế, công tác phòng chống dịch cần rất nhiều lực lượng hỗ trợ như đảm bảo hậu cần, vận chuyển, hỗ trợ và chăm sóc bệnh nhân…Qua trải nghiệm của bản thân, họ hiểu rõ được tâm lý, nhu cầu và những khó khăn của người bệnh hơn ai hết nên việc chăm sóc và tư vấn sẽ tốt hơn.

Hơn thế nữa, hình ảnh những F0 đã khỏi bệnh còn là một liều thuốc tinh thần quý giá cho các F0 đang điều trị. Nhìn vào những người đã từng dương tính với virus SARS-CoV-2, người bệnh sẽ lấy đó làm động lực, làm niềm tin vượt qua được khó khăn trước mắt. Từ đó thêm lạc quan, cố gắng trong quá trình điểu trị để nhanh chóng chiến thắng được kẻ thù vô hình này.

Cùng với đó, việc kêu gọi F0 tham gia chống dịch cũng sẽ đi kèm theo điều kiện là những cá nhân đó đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19. Đồng thời cũng thực hiện theo đúng các quy định về kiểm tra, cách ly y tế nên có thể đảm bảo được an toàn sức khoẻ, hạn chế được nguy cơ tái nhiễm và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. Vì vậy sẽ không có chuyện “đưa F0 vào chỗ chết” như lời rêu rao của Blogger Điếu Cày.

Không dừng lại ở đó, đối tượng còn đưa ra những luận điệu dối trá, chỉ trích bài viết “Người từng mắc Covid-19 có nguy cơ tái nhiễm gấp 5 lần nếu không tiêm vaccine” do VTV News đăng tải sai sự thật. Blogger Điếu Cày cho rằng “Tài liệu với nguồn dẫn nêu trên có nội dung không liên quan gì đến tít tựa bài viết đầy đe dọa và suy diễn trên VTV”.

Tuy nhiên sự thật lại hoàn toàn khác xa như vậy, với những trường hợp F0 được điều trị khỏi bệnh và hoàn thành 2 mũi vaccine COVID-19 thì sẽ có nồng độ kháng thể nhất định trong cơ thể, có thể miễn nhiễm tạm thời với virus SARS-CoV-2.

Theo CDC, các dữ liệu khoa học đã chứng minh, việc tiêm vaccine phòng ngừa COVID-19 có thể tạo ra phản ứng miễn dịch cao hơn, mạnh mẽ hơn và ổn định hơn. Theo đó, những người đã được tiêm sẽ không phải nhập viện điều trị trong trường hợp nhiễm bệnh và “tấm lá chắn” này có tác dụng trong thời gian tối thiểu 6 tháng. Còn những F0 đã khỏi bệnh nhưng chưa tiêm phòng vaccine COVID-19 thì vẫn có nguy cơ tái nhiễm.

Kết quả của nghiên cứu “Đánh giá khả năng miễn dịch và tái nhiễm SARS-CoV-2 – SIREN” tại Anh cho thấy người đã từng nhiễm COVID-19 thì nguy cơ tái nhiễm virus giảm xuống hơn 83% so với người chưa từng nhiễm trong thời gian ít nhất là 5 tháng. Nghiên cứu khác tại Đại học Y Missouri (Mỹ) cũng chỉ ra rằng tỷ lệ tái nhiễm ở những người đã từng mắc COVID-19 là 0,7% với thời gian tái nhiễm trung bình là 116 ngày.

Mặc dù tỷ lệ này không quá cao nhưng vẫn có thể xảy ra và vẫn có nguy cơ diễn biến nặng như người mắc lần đầu. Do vậy, những người từng nhiễm COVID-19 đã hồi phục, những người đã tiêm đủ vaccine là những người có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn rất nhiều so với những người chưa nhiễm và chưa tiêm COVID-19.

Bài viết xuyên tạc, bịa đặt đã thể hiện rõ âm mưu chống phá của “Blogger Điếu Cày” Nguyễn Văn Hải. Thay vì động viên, kích lệ người dân nâng cao tinh thần chống dịch, thực hiện nghiêm túc các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, đối tượng “dân chủ” này lại chỉ tập trung chỉ trích, tấn công lãnh đạo Nhà nước bằng luận điệu hết sức vô lý, thể hiện rõ sự thiếu hiểu biết của mình.

Huyền Trang

Bài mới
Đọc nhiều