Chiêu bài đã cũ của đám phản động vẫn đang xuyên tạc về hình ảnh cán bộ, lãnh đạo
Fanpage “Nhật ký yêu nước” lại giở trò cũ mèm đó chính là lợi dụng vấn đề vợ chồng Đường “Nhuệ” bị bắt, trang này đã xuyên tạc về hình ảnh về tấm hình vợ Đường “Nhuệ” là bà Nguyễn Thị Dương (40 tuổi) có chụp ảnh cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và nguyên Chủ tịch Trương Tấn Sang rằng đây là “sân sau”, “xã hội đỏ và xã hội đen hợp tác”, “chống lưng, bảo kê”.
Những hình ảnh này các đối tượng phản động đã đăng tải, xuyên tạc nhằm mục đích xoay quanh việc đánh vào “tâm lý người dân”. Chúng đang muốn lợi dụng sự việc để vu cáo hình ảnh thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các cán bộ Đảng, Nhà nước, đồng thời qua đó chúng cố tạo dựng niềm tin cho quần chúng nhân dân bằng hành động, việc làm sai trái của chúng.
Cụ thể, trên trang Facebook “Nhật ký yêu nước” đã có bài viết tựa đề: “Có giá hết”. Trong đó chúng không quên việc hình ảnh gán ghép đồng chí Trần Quốc Vượng quê Thái Bình là người “chống lưng” cho vợ chồng Đường “Nhuệ” làm vương làm tướng ở đây.
Rồi có bài viết có đăng tải hình ảnh bà Nguyễn Thị Dương chụp ảnh bắt tay với nguyên chủ tịch Trương Tấn Sang và thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Nội dung khác gì quy chụp rằng “chân trước, chân sau” của “xã hội đỏ và xã hội đen” tức là giữa anh em giang hồ và cán bộ, lãnh đạo đang có sự hợp tác, ăn chia với nhau.
Điều đáng nói là trang “Nhật ký yêu nước” đã lấy hình ảnh và bài viết này từ facebook của ông Lưu Trọng Văn, một nhà thơ có biểu hiện biến chất, là con trai của nhà thơ nổi tiếng Lưu Trọng Lư..
Fanpage phản động “Nhật ký yêu nước” đã nhanh chóng chia sẻ bài viết này của nhà thơ Lưu Trọng Văn không khác gì vớ được “miếng mồi ngon” để xuyên tạc, vu khống và tấn công hình ảnh cán bộ, lãnh đạo cụ thể là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Nói qua về nhà thơ Lưu Trọng Văn, một cá nhân có biểu hiện tha hoá, vốn từng dùng ngòi bút để bẻ cong sự thật, ủng hộ đám “dân chủ cuội” ca ngợi hình ảnh tên phản động “Trần Huỳnh Duy Thức” kẻ đã chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Nhà thơ Lưu Trọng Văn cũng từng là một trong những người ủng hộ cuốn sách “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử”. Một cuốn sách vốn dĩ chỉ viết bằng “một nửa sự thật” và hoàn toàn không có thông tin chính xác từ những chiến sĩ trực tiếp tham gia trận chiến bảo vệ biển đảo này.
Có lẽ xuyên tạc hình ảnh, cán bộ Đảng, Nhà nước trước thời kỳ Đại hội Đảng, đặc biệt là Đại hội đại biểu toàn quốc vốn đã trở thành “thói quen” của thế lực thù địch, phản động. Chúng không chỉ đưa những thông tin sai trái, bóp méo sự thật, xuyên tạc tình hình đất nước, nhằm kích động chia rẽ nội bộ, mà còn tập trung bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Khi người dân đang có nhiều thông tin về công tác chuẩn bị nhân sự, thì đám phản động này cố tung lên mạng xã hội những các loại thông tin bịa đặt, bôi nhọ, suy diễn, đồn đoán vô căn cứ về công tác cán bộ, nhằm gây nhiễu loạn thông tin, phá hoại nỗ lực xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng.
Không có gì là lạ, khi mà sự việc tại chùa Ba Vàng đăng tải năm 2019, đã có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn bài báo, bài viết được đám phản động tung lên để nhằm “ăn theo sự kiện” và “hạ bệ lãnh đạo” với những thứ nội dung không thể tiêu cực hơn. Những ngòi bút không hề có sự khách quan, mà chỉ mang nặng một chiều hướng công kích lên án lệch lạc.
Chúng không quên lấy hình ảnh cán bộ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã thăm và làm việc tại chùa Ba Vàng để dựng lên kịch bản: “lãnh đạo bảo kê, chống lưng cho chùa Ba Vàng”, “cán bộ dựng chùa kiếm chác chia lợi nhuận”, “chùa Ba Vàng thực chất là chùa chung hay chùa riêng”…
Những hình ảnh về Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Phu nhân, rồi Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Phạm Minh Chính, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, nguyên thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh đã từng đến thăm viếng chùa Ba Vàng. Được chúng cắt ghép thành các hình ảnh, video rồi đăng lên Facebook, Youtube với tần suất tăng cao, liên tục và dồn dập.
Hay ví dụ như câu chuyện về sức khoẻ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã từng được đám phản động, lưu vong này cố tình lèo lái sang các hướng khác nhau. Chúng đã xuyên tạc, sai sự thật về tình hình sức khỏe; moi móc, thêu dệt bí mật đời tư; bình phẩm, phán xét về trình độ, năng lực; xuyên tạc nhân phẩm, đạo đức, lối sống…
Hình ảnh bà Nguyễn Thị Dương vợ đại ca giang hồ Đường “Nhuệ” có hình ảnh bắt tay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Sẽ không có gì là lạ, khi mà trong các kỳ tổ chức hội nghị gặp mặt doanh nhân, cơ sở kinh doanh trên phạm vi cả nước, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước chụp ảnh với hàng trăm, hàng ngàn chủ các doanh nghiệp.
Hơn nữa, bà Nguyễn Thị Dương từng là giám đốc Công ty bất động sản Dương Đường, trong khi đó bà này “đội lốt” hình ảnh nhà doanh nhân từ thiện, được đăng tải trên mạng xã hội thì chính người dùng cũng từng đã “nức nở” khen. Còn sự thật, việc vợ chồng Dương Đường bảo kê, hoạt động xã hội đen, thì sự việc chỉ được phanh phui khi có sự vào cuộc của cơ quan điều tra.
Vậy nên, chiêu “nắn dòng” đưa ra những thông tin bình phẩm về trình độ, năng lực của người này, người kia rồi đặt lên bàn cân so sánh. Khi cần “hạ bệ” cá nhân nào, chúng tập trung khoét sâu những hạn chế, khuyết điểm ở những ngành, những lĩnh vực mà cá nhân đó phụ trách; rồi quy kết trách nhiệm theo kiểu “bới lông tìm vết” chỉ là hành động chống phá của nhóm thế lực thù địch, bất mãn với Đảng, Nhà nước, những kẻ vẫn đang có âm mưu chính trị.
Dù cho hành động xuyên tạc này có tinh vi đến đâu đi chăng nữa, chiêu trò ấy cũng không thể che giấu nổi tâm địa thâm độc, xấu xa của đám phản động, thù địch, những phần tử cơ hội và không thể đánh lừa nổi dư luận.
Bởi lẽ, việc đánh giá hình ảnh đúng hay sai, thì người dân mới là người nhìn thẳng vào sự thật, thực tế những nỗ lực đóng góp của cán bộ Đảng, Nhà nước để nhận xét và ủng hộ qua lá phiếu, nơi giá trị quyền công dân được thực hiện nghiêm túc, xác thực và chính xác nhất.
Đinh Lực
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả