Chiến tranh thương mại – “Con dao hai lưỡi” với kinh tế Đông Nam Á?
Xuất khẩu của Đông Nam Á sang Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Đông Nam Á, được cho là đang sụt giảm, và hiện chưa chắc liệu khu vực này sẽ ra sao.
Xuất khẩu của Đông Nam Á nhiều khả năng sẽ tăng mạnh sau khi Mỹ áp chính sách thuế quan mới với hàng Trung Quốc, ngày một nhiều công ty chuyển hướng sản xuất qua Đông Nam Á nhằm né thuế cao hơn.
Thế nhưng chiến tranh thương mại có thể là “con dao hai lưỡi”. Xuất khẩu của Đông Nam Á sang Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Đông Nam Á, được cho là đang sụt giảm, và hiện chưa chắc liệu khu vực này sẽ ra sao một khi mọi chuyện đã trở nên rõ ràng hơn.
Ngày 1/8/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ áp thuế 10% với khoảng 300 tỷ USD hàng Trung Quốc, chính sách thuế mới sẽ có hiệu lực từ 1/9/2019. Chính sách thuế mới sẽ được áp dụng với rất nhiều các loại mặt hàng tiêu dùng như quần áo hay giày dép. Các doanh nghiệp lớn của Đông Nam Á đang nhìn thấy cơ hội lớn từ việc xuất khẩu của Trung Quốc suy giảm.
Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Indonesia, ông Ade Sudrajat, nói: “Indonesia nhiều khả năng sẽ tăng mạnh được xuất khẩu hàng dệt may khi Mỹ áp dụng biện pháp thuế mới”.
Đánh giá về tác động của biện pháp thuế quan mà phía Mỹ mới áp dụng lên các nền kinh tế châu Á, Morgan Stanley trong nghiên cứu công bố ngày 5/8/2019 cho rằng Việt Nam và Indonesia sẽ tăng được xuất khẩu hàng hóa phi công nghệ sang Mỹ một khi Mỹ tăng thuế với hàng hóa Trung Quốc.
Xuất khẩu từ nhiều nền kinh tế Đông Nam Á khác bao gồm Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines cũng sẽ tránh được nhiều tác động từ các biện pháp thuế quan của Mỹ, điều này khác với nhiều nền kinh tế khác có nhiều mối liên hệ với Trung Quốc bao gồm Hồng Kông, Hàn Quốc và Đài Loan. Thị phần xuất khẩu của nhóm nền kinh tế này chịu tác động tiêu cực bởi căng thẳng thương mại Trung Quốc – Mỹ.
Một số mặt hàng tiêu dùng như quần áo, thực phẩm thường có biên lợi nhuận thấp, điều đó đồng nghĩa với 10% có thể coi như cú sốc với hàng Trung Quốc. Và bởi nhóm loại mặt hàng này không cần đến quá nhiều chất xám trong sản xuất chính vì vậy nó có thể dễ dàng thay thế bởi nhiều lựa chọn khác.
Từ mùa hè năm ngoái, xuất khẩu của nhiều nước Đông Nam Á sang Mỹ đã tăng chóng mặt từ khi Washington áp 3 lần tăng thuế lên hàng Trung Quốc. Trong giai đoạn từ tháng 1 đến hết tháng 6/2019, xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng 27,4% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu của Thái Lan và Singapore tăng lần lượt 17,4% và 4,8%.
Hoạt động sản xuất cũng đang dịch chuyển sang khu vực này. Giám đốc trung tâm điều hành thương mại châu Á Deborah Elms cho biết: “Chúng tôi nhận được nhiều cuộc điện thoại mỗi tuần từ các công ty đa quốc gia nhằm tìm kiếm nơi mở rộng chuỗi cung ứng”.
(Theo Bizlive)