Chiến thuật ‘Voi đi bộ’ của Mỹ đáp trả hành động quân sự của Trung Quốc
Trước những hành động quân sự gần đây của Trung Quốc ở xung quanh Đài Loan và biển Đông, Không quân Mỹ đã phô diễn sức mạnh bằng cuộc tập trận chiến thuật “Voi đi bộ” tại căn cứ Anderson trên đảo Guam.
Mỹ đã tiến hành cuộc diễn tập “Voi đi bộ” tại căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam ngày 13/04, nơi cách Trung Quốc khoảng 2.900 km để đáp trả lại những hành động này, với sự tham gia của năm máy bay ném bom B-52, sáu máy bay tiếp dầu trên không KC-135, một trực thăng đa nhiệm MH-60S, một máy bay không người lái RQ-4 và một máy bay không người lái MQ-4C.
Trong cuộc diễn tập, các máy bay chạy trên đường băng trong đội hình cự ly gần để kiểm tra năng lực cất cánh hàng loạt an toàn. Tùy vào mục đích cuộc diễn tập mà các máy bay có thể cất cánh hoặc quay về nhà chứa máy bay.
Trả lời trang Đông Phương về việc máy bay quân sự của Mỹ dàn trận trên đường băng tại căn cứ không quân Anderson ở đảo Guam để tiến hành hành động chiến thuật “Voi đi bộ”, ông Thi Hiếu Vĩ (Shi Xiaowei), một chuyên gia quân sự và hàng không Đài Loan, cho rằng “Voi đi bộ” là một bài kiểm tra khả năng ứng phó và thao tác của phi công, là một trong những phương pháp thể hiện sức mạnh của Không quân. Quân đội Mỹ cũng đã tiến hành các hành động như vậy tại Căn cứ Không quân Elmendorf ở Alaska và Căn cứ Beaufort ở Nam Carolina vào tháng 03 và tháng 05/2019.
Ông Thi Hiếu Vĩ cũng chỉ ra rằng mặc dù hành động diễn tập quân sự này của Mỹ ở đảo Guam là nằm trong kế hoạch thường xuyên, nhưng nó vẫn có ý nghĩa phô diễn trước Quân đội Trung Quốc (PLA). Thêm nữa, việc huy động các máy bay ném bom chiến lược B-52 cùng các máy bay tiếp dầu trên không nhằm cho thấy sức mạnh tấn công tầm xa của Không quân Mỹ không hề bị suy giảm.
Đưa tàu Hải Dương Địa Chất 8 trở lại: Trung Quốc mưu toan gì ở Biển Đông?
Phân tích dữ liệu nêu trên, Reuters cho biết ít nhất 3 tàu Việt Nam đã đi theo giám sát hoạt động của Hải Dương địa chất 8 khi con tàu Trung Quốc này di chuyển vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
Hiện chưa rõ mục đích của đội tàu khảo sát này là gì, nhưng rõ ràng vụ điều tàu khảo sát lần này nằm trong một chuỗi hành động hung hăng của Trung Quốc trong giai đoạn đại dịch.
Ngày 2-4, Trung Quốc đâm chìm một tàu cá của Quảng Ngãi ở khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trước đó, vào ngày 23-3, Tân Hoa xã cũng công bố việc Trung Quốc xây dựng “hai trạm nghiên cứu” tại khu vực đá Subi và đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trước đó nữa, vào ngày 16-3, Đại sứ quán Trung Quốc tại Ý cũng khiến dư luận sục sôi khi thừa cơ hội ủng hộ Ý chống dịch để đăng tải bức tranh vẽ “đường lưỡi bò” ở Biển Đông, bất kể tuyên bố “đường lưỡi bò” này đã bị Tòa trọng tài quốc tế ở The Hague (Hà Lan) bác bỏ năm 2016.
Khi Hải Dương địa chất 8 quay lại Biển Đông, truyền thông Trung Quốc đồng thời công bố thông tin nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc Liêu Ninh tiến vào Biển Đông để tổ chức tập trận, không nói rõ thời gian và địa điểm.
Chưa hết, cũng trong giai đoạn này, Trung Quốc đã sử dụng kế hoạch tuyên truyền xuyên tạc về Biển Đông, dễ thấy nhất là những bài viết xuất bản trên báo South China Morning Post (SCMP). Một bài xã luận ngày 13-4, các biên tập viên SCMP đặt tựa “Đây không phải lúc để đổ thêm căng thẳng vào Biển Đông”, nhưng bài này khẳng định chiến lược của Mỹ không phải cái mà khu vực này đang muốn.
Đồng thời, tờ báo Hong Kong vốn thuộc về tỉ phú Trung Quốc Jack Ma này cũng đề cập tới vụ Trung Quốc đâm tàu Việt Nam nhưng mô tả đó là “một vụ va chạm giữa hai bên”, “có 8 người rớt xuống biển” và được “người Trung Quốc cứu”.
Động cơ của Trung Quốc
Hải Dương địa chất 8 chính là con tàu đã nhiều lần quấy nhiễu vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam vào năm ngoái. Sự tái xuất của nó ở Biển Đông đúng vào thời điểm Việt Nam và các nước gồng mình đối phó COVID-19 hiện nay đã đặt ra dấu hỏi về động cơ thực sự của Trung Quốc.
Về mặt kỹ thuật, tàu Hải Dương địa chất 8 có thể đơn thuần phục vụ mưu đồ độc chiếm Biển Đông thông qua các đợt khảo sát. Theo TS Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson), Trung Quốc sẽ tiến hành khảo sát vì đây là một khâu rất quan trọng để triển khai binh lính.
“Trung Quốc hiện thiết lập các cơ sở nghiên cứu trên đảo nhân tạo của họ, và họ biết rõ việc khảo sát này quan trọng như thế nào”, TS Nagao nói với Tuổi Trẻ.
Về mặt chiến lược, khá nhiều ý kiến hiện nay đi theo hướng Trung Quốc đang lợi dụng việc các nước tập trung đối phó COVID-19 để giành thế áp đảo trong các câu chuyện tranh chấp.
Lấy ví dụ, Đài CNN lập luận rằng Trung Quốc nhìn thấy hải quân Mỹ đang chịu ảnh hưởng từ các ca nhiễm virus corona và khó có thể triển khai hoạt động hàng hải, nên Bắc Kinh tận dụng cơ hội giương oai trên biển.
Luận về ý này, TS Nagao cho rằng đúng là một số tàu sân bay Mỹ hiện nay không thể hoạt động do ảnh hưởng của COVID-19, và ý định của Trung Quốc hiểu theo hướng này cũng hợp lý nếu xét vai trò của một tàu sân bay là tính biểu tượng.
Tuy nhiên, ông lưu ý rằng kể cả khi như vậy, các tàu chiến khác bao gồm tàu ngầm của Mỹ vẫn có thể thực chiến tốt để phá hủy ý đồ của Trung Quốc.
Trong khi đó, trả lời Tuổi Trẻ, TS Collin Koh Swee Lean – nhà nghiên cứu thuộc Chương trình an ninh hàng hải (Mỹ) – khẳng định tất nhiên Trung Quốc cũng muốn tận dụng đại dịch để hiện diện, tạo “mức bình thường mới”, tuy nhiên còn khá sớm để nghĩ tới điều này.
Ông dẫn lại lịch sử và cho rằng Trung Quốc ắt không quên sự kiện Trân Châu cảng 1941, đại diện cho tâm lý coi thường Mỹ trong giai đoạn khủng hoảng.
“Bắc Kinh đơn giản muốn chứng tỏ họ sẽ không buông lỏng các yêu sách ở Biển Đông. Các cuộc tập trận và những động thái khác như vận hành các trạm nghiên cứu mới trên đảo nhân tạo đều hoàn toàn được tính toán.
Sự trở lại của Hải Dương địa chất 8 cũng là một phần trong kế hoạch đó, đặc biệt sau vụ việc ở Hoàng Sa gần đây (vụ đâm chìm tàu cá Việt Nam – PV)”, TS Collin Koh nói.