Hiện nay, Trung Quốc đang phát triển chiến thuật máy bay không người lái cỡ nhỏ cảm tử kiểu bầy đàn với số lượng lớn cực kỳ nguy hiểm, có thể gây thiệt hại lớn cho đối phương.
Vừa qua, Trung Quốc đã cho thử nghiệm mẫu máy bay không người lái (UAV) cỡ nhỏ tự sát với số lượng rất lớn được phóng từ khung gầm xe tải và trực thăng. Đây là sản phẩm của Học viện Điện tử và Công nghệ thông tin Trung Quốc (CAEIT) phát triển dành cho quân đội Trung Quốc. Một xe phóng việt dã có khả năng triển khai tới 48 UAV cảm tử từ 48 ống phóng. Một phân đội với khoảng 10 xe có thể triển khai tới hơn 450 chiếc UAV. Một số lượng phải nói là cực kỳ khủng khiếp Chưa dừng lại ở đó, số lượng lớn các máy bay không người lái cảm tử này được chia thành các nhóm tác chiến khác nhau với những nhiệm vụ cụ thể khác nhau. Trong đó có nhóm trinh sát phát hiện mục tiêu, nhóm mồi nhử chống phòng không đối phương, nhóm đối phó điện tử, nhóm chống radar, nhóm tấn công chính, nhóm dự bị hỗ trợ,… được phân cấp rất cụ thể và rõ rệt. Trong một thời gian ngắn, Trung Quốc có thể triển khai một “bầy ruồi” UAV cảm tử cực kỳ đông đảo. Điều này dễ dàng làm quá tải hệ thống phòng không đối phương và dẫn đến phải chịu tổn thất nặng nề. Những chiếc UAV cảm tử này không hề sở hữu bất cứ công nghệ nào quá hiện đại hay phức tạp. Nó chỉ có cơ cấu cánh gấp gọn và bung ra sau khi được phóng đi, một camera quan sát mục tiêu và cơ cấu bay, cùng với đó là đầu nổ cùng một số công nghệ khác. Chi phí để chế tạo một UAV loại này chắc chắn không quá cao. Dù cho chúng dễ dàng bị bắn hạ bởi các loại hỏa lực dẫu vậy với một số lượng khủng như vậy, chỉ cần 10 xe phóng cũng có thể triển khai một số lượng UAV quá lớn khiến không dễ để có thể vô hiệu hóa được toàn bộ UAV cảm tử. Với khả năng có thể triển khai từ xe tải việt dã, có tổ hợp UAV cảm tử “bầy ruồi” có thể nhanh chóng cơ động và tiến hành phóng UAV ở nhiều địa hình khác nhau, nhiều khu vực khác nhau. Ngoài ra, việc sử dụng khung gầm xe thiết giáp hạng nhẹ Dongfeng Mengshi 6×6, khi xe trong trạng thái hành quân, tổ hợp hoàn toàn có thể ngụy trang như 1 xe vận tải thiết giáp bình thường, từ đó dễ đánh lạc hướng đối phương. Ngoài triển khai từ xe cơ giới hoặc trực thăng, người ta cho rằng các hệ thống này cũng có thể lắp đặt cố định trên tàu chiến hoặc các nền tảng khác để có thể gia tăng khả năng tác chiến trong nhiều trường hợp khác nhau. Qua cuộc chiến tranh Nargono – Karabakh giữa Armenia và Azerbaijan ta có thể thấy rõ sự nguy hiểm của máy bay không người lái (UAV), đặc biệt là UAV cảm tử trong việc tấn công các mục tiêu mặt đất của đối phương. Đối với một đối thủ có lực lượng phòng không lục quân yếu kém và thiếu thốn, chắc chắn những UAV cảm tử sẽ tạo ra một khiếp sợ rất lớn chứ chưa cần phải dùng tới các loại máy bay tác chiến kiểu truyền thống. Điều này cũng làm tiết kiệm chi phí rất lớn. Nguồn ảnh: Sina. Hùng Dũng