+
Aa
-
like
comment

Chiến thắng 30/04 và những luận điệu xuyên tạc cũ rích

Han Cao - 30/04/2020 08:45

Trong không khí kỷ niệm 30/4 đầy hào hùng và xúc cảm cũng là dịp các thế lực thù địch tiếp tục chiêu bài xuyên tạc cũ rích nhằm đánh tráo sự thât lịch sử. Các cụm từ “quốc hận 30/4”, “chiến tranh ý thức hệ”, “nội chiến”… liên tục được sử dụng nhằm xóa nhòa niềm tự hào dân tộc ngày non sông liền một dải. Những luận điệu tự cho mình quyền phán xét lịch sử, phán xét những người đã phải đánh đổi bằng máu để viết lên lịch sử hào hùng 30/4/1975.

Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Lân Thắng, Lý Thái Hùng, Lê Công Định và nhiều tên tuổi khác tự cho mình là cấp tiếp là dân chủ. Nguyễn Lân Thắng mong muốn ngày 30/4 phải là ngày tưởng niệm những mất mát của dân tộc không bàn chuyện thắng thua. Lý Thái Hùng mong ngày 30/4 trở thành ngày “quốc hận” chống lại Đảng Cộng sản. Nhưng chính họ là những người tạo ra không khí thù hằn dân tộc, gây chia rẽ sự đoàn kết toàn dân. Nếu là những nhà dân chủ, người yêu nước thực sự không bao giờ khơi dậy thù hận hoặc chia rẽ đồng bào mình.

Một loạt các luận điệu xét lại lịch sử được rêu rao bên ngoài Việt Nam bởi các cá nhân, tổ chức phản động lưu vong như “Nhìn lại chiến tranh Việt Nam” và kêu gọi người Việt tại nước ngoài đấu tranh vì tự do dân chủ. Tất cả đều muốn quy chụp 30/4 là một cuộc chiến phi nghĩa do Đảng cộng sản phát động. Thực tế nếu không vận dụng bạo lực cách mạng thì mãi mãi Việt Nam bị chia cắt, phần còn lại của tổ quốc bị ngoại bang xâm chiếm.

“Hai người lính” – chiến sĩ quân giải phóng Nguyễn Huy Tạo (trái) và người lính Việt Nam cộng hòa Bùi Trọng Nghĩa tại tuyến giáp ranh thôn Long Quang, xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị tháng 4/1973 và gặp lại nhau đầu năm 2018 ở địa điểm xưa.

Lịch sử đã được viết bằng máu

Năm tháng đã đã trôi qua, bụi thời gian tưởng như xóa mờ những ký ức về một thời gian khổ kháng chiến trường kỳ. Lịch sử vẫn là lịch sử, sự thật vẫn là sự thật và chúng được viết lên bằng máu của cha ông đi trước. Chúng ta cần nhìn thẳng một cách khách quan với tất cả niềm tôn trọng lịch sử, tôn trọng người đã nằm xuống. Đất nước phát triển, hòa bình, độc lập trong tay nhân dân là kết quả xứng đáng cho những gì đã phải trải qua. Ngày 30/4 hàng năm là một dấu mốc lịch sử quan trọng gợi nhớ lại những trang sử hào hùng, những kỷ niệm chất chứa đầy tự hào.

Sự kiện 30/4 gây được tiếng vang lớn trên thế giới, để có được kết quả đó hàng triệu người dân đã ngã xuống trong nhiều thập kỷ, họ là một dân tộc không chịu khuất phục, không chịu làm nô lệ. Chiến thắng 30/4 không chỉ là dấu mốc lịch sử mà còn là tinh thần độc lập tự chủ, đấu tranh vì chính nghĩa của Việt Nam. Tinh thần đó được bè bạn năm châu ủng hộ nhiệt tình nhất là các nước theo con đường Chủ nghĩa xã hội thời bấy giờ.

Để có được chiến thắng vang dội đó là nhờ sự đoàn kết triệu người như một, cuộc chiến không của riêng ai cả mà của cả dân tộc. Tinh thần đoàn kết dân tộc chưa bao giờ lớn đến như vậy. Cả tiền tuyến và hậu phương đều là mặt trận thúc đẩy lẫn nhau trong thi đua sản xuất và chiến đấu. Sau cuộc chiến những kẻ thua cuộc liên tục đảo lộn sự thật với những ngôn ngữ chĩa rẽ “bên thắng cuộc – bên thua cuộc”, “giải phóng phi nghĩa”. Họ không ngờ đang xuyên tạc lịch sử mà con phủ nhận sự hi sinh xương máu của ông cha tiền nhân.

Đây là một cuộc chiến chính nghĩa không chỉ từ nội hàm mục đích của nó mà còn được chính Kissinger thừa nhận: “Hà Nội chỉ chiến đấu với một lẽ duy nhất, đó là lòng yêu nước của họ. Và một nước Việt Nam thống nhất dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản Việt Nam, chiến thắng vào năm 1975”. Điều này như một cú tát trực diện vào những luận điệu gắn mác dân chủ để xuyên tạc chiến thắng 30/4/1975.

Hoa Kỳ mong muốn có một quốc gia tự trị thân Mỹ ở Đông Dương, họ không muốn sự ảnh hưởng của Đảng Cộng sản ở Đông Dương. Chính vì thế Việt Nam Cộng Hòa không ngừng được Hoa Kỳ đứng sau hậu thuận. Điều nay đi ngược lại với mong muốn của người dân Việt Nam cũng như gây chia cắt đất nước, chia rẽ dân tộc. Chính vì vậy chính nghĩa không thuộc về chính phủ bù nhìn. Chính nghĩa thuộc về những chiến sĩ giải phóng quân, thuộc về Đảng tiên phong của giai cấp công nhân dân, nông dân và người lao động cần lao.

Không chủ quan lơi lỏng

Tuy là cứ đến hẹn lại lên với những luận điệu của rích của các thế lực phản động nhưng chúng ta cũng không được phép chủ quan lơi lỏng. Giành được đã khó giữ được còn khó hơn gấp nhiều lần, mỗi tấc đất, mỗi giá trị độc lập, tự do, hạnh phúc đều đã được đánh đổi bằng máu. Mỗi người dân Việt Nam cần nêu cao tinh thần trách nhiệm và ý thức công dân trước nhưng bài viết, thông tin sai lệch bôi nhọ lịch sử dân tộc.

Nhất là đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên cần nắm và hiểu nằm lòng các phương thức chống phá của thế lực thù địch. Hơn nữa trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa 12 đã nêu “hạ thấp thành quả cách mạng, xuyên tạc lịch sử …” là biểu hiện của “tự chuyển hóa”. Đây là dấu hiệu nhận biết những cá nhân là đảng viên có biểu hiện “tự diễn biến, tự chuyển hóa” cần đấu tranh ngăn chặn từ chính nội bộ.

Không có một nền dân chủ nào lại khuyến khích chia rẽ anh em cùng một dân tộc, không ai có thể nhân danh lịch sử để nói những lời giả dối sai sự thật. Nhìn vào ví dụ điển hình Liên Bang Xô – Viết khi sụp đổ đã bị nhiều người phê phán, chỉ trích thậm chí phủ nhận những thành quả của Cách mạng tháng Mười. Nhưng sự thật vẫn là sự thật và người dân Nga vẫn coi Cách mạng tháng Mười Nga là một sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc. Nó như chất keo kết dính tinh thần người dân Nga hơn bao giờ hết. Ở Việt Nam ngày 30/4 có ý nghĩa tương tự như vậy. Và các thế lực thù địch ngày càng ra sức phủ nhận, bôi nhọ, thay đổi sự thật lịch sử 30/4.

Không chủ quan, hãy tích cực chủ động đấu tranh, phát hiện những nguy cơ mầm mống đang chống phá từ bên trong cũng như bên ngoài. Giữ vững những giá trị hào hùng truyền thống của dân tộc, đất nước và con người Việt Nam. Đặc biệt, khi làm tốt điều đó chúng ta đang thể hiện sự biết ơn với những người đã nằm xuống và trách nhiệm với những lớp người tương lai.

Han Cao

(Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả)

Bài mới
Đọc nhiều