Chiến đấu với sự trở lại của Covid-19
Trước nguy cơ đại dịch Covid-19 có khả năng bùng phát trở lại, chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách kinh tế mới nhằm giảm thiểu tác động của đại dịch và đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế.
Một trong những chính sách quan trọng được áp dụng là việc hỗ trợ về tài chính cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính phủ đã cung cấp gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Bao gồm giảm giá điện, giảm lãi suất vay, tăng nguồn vốn cho các ngân hàng để cho vay ưu đãi, giảm lãi suất vay và giảm thuế. Ngoài ra, chính phủ cũng đã cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính khác cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn do đại dịch, nhất là đối với những ngành nghề như du lịch, vận tải, nông nghiệp, chế biến thực phẩm.
Chính phủ còn tăng cường đầu tư vào các ngành kinh tế cơ bản như nông nghiệp, chăn nuôi và sản xuất, các dự án cơ sở hạ tầng để tạo việc làm và kích thích nền kinh tế. Việc tăng cường đầu tư này sẽ giúp tăng cường sản xuất và giảm độ phụ thuộc vào các nguồn hàng từ nước ngoài. Chính phủ cũng đang xem xét các chính sách khác như giảm thuế và hỗ trợ tín dụng để doanh nghiệp tăng cường đầu tư và sản xuất. Song song đó là những nỗ lực trong việc cải thiện môi trường kinh doanh. Các quy định mới đã được đưa ra để đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh và thu hút đầu tư. Chính phủ cũng đang đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, giảm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, việc triển khai các chính sách kinh tế này vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Trong đó, việc quản lý tài chính và ngân sách nhà nước vẫn còn khó khăn khi ngân sách còn thiếu vốn để đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế. Mặc dù Chính phủ đã tăng cường đầu tư vào các ngành có tiềm năng cao nhưng việc thiếu công nghệ và lực lượng chuyên môn cao cũng gây ra không ít khó khăn. Bên cạnh đó, các biến động trên thị trường cũng ảnh hưởng đến chính sách kinh tế của chính phủ. Tình hình kinh tế toàn cầu vẫn còn rất khó khăn, các nhà sản xuất vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, giá nguyên liệu tăng cao, việc sản xuất, xuất khẩu bị gián đoạn… Trong khi nhiều doanh nghiệp, xí nghiệp buộc phải cắt giảm lao động do tình hình đơn hàng sụt giảm trầm trọng. Số lượng công nhân thất nghiệp ngày một tăng cao mỗi ngày.
Chưa hết, sự xuất hiện của nhiều biến thể Covid-19 mới cùng với tỷ lệ miễn dịch đang ngày càng suy giảm cũng đặt ra không ít khó khăn cho bộ máy lãnh đạo của quốc gia, đặc biệt là trong bối cảnh nước ta đang bước vào kỳ nghỉ lễ lớn 30/4 – 1/5. Nhu cầu di chuyển của người dân tăng cao càng khiến mức độ lây lan của dịch Covid-19 càng trở nên nghiêm trọng và nguy hiểm hơn.
Chính vì thế, để giữ vững nền kinh tế và giảm thiểu tác động của đại dịch Covid-19, đồng thời chặn đứng nguy cơ bùng dịch trở lại, Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ kinh tế mới như chính sách hỗ trợ tín dụng, giảm thuế, hoãn nộp thuế và tăng cường đầu tư công. Đồng thời tăng cường công tác kiểm soát, quản lý, phòng chống dịch bệnh, đẩy mạnh việc tiêm chủng vaccine cho người dân.
Minh Thanh