+
Aa
-
like
comment

Chỉ trích Việt Nam đàn áp tự do tôn giáo là hoàn toàn sai lầm

11/06/2020 18:47

Mới đây Ủy Hội quốc tế Hoa Kỳ về tôn giáo (USCIRF) trong báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế được công bố vào sáng ngày 10/6/2020 đã chỉ trích chính quyền Việt Nam tìm cách đàn áp tự do tôn giáo, đặc biệt nhắm vào các nhóm tôn giáo không được chính quyền thừa nhận, dưới nhiều hình thức và đưa ra những nhận định thiếu khách quan về tình hình tôn giáo ở Việt Nam.

Đây là những nhận định chủ quan, duy ý chí, cho thấy cái nhìn phiến diện của Bộ Ngoại giao Mỹ về tình hình tự do tín ngưỡng tôn giáo tại Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ trích chính quyền Việt Nam tìm cách đàn áp tự do tôn giáo, đặc biệt nhắm vào các nhóm tôn giáo không được chính quyền thừa nhận, dưới nhiều hình thức.

Đặc biệt, trong đó, USCIRF đưa ra nhận định rằng “tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam trong năm 2019 vẫn như những năm trước; Chính phủ Hà Nội cầm tù hằng chục cá nhân chỉ vì niềm tin tôn giáo hay quan điểm cổ xuý cho tự do tôn giáo”; “điều kiện giam giữ trong các nhà tù ở Việt Nam vi phạm những chuẩn mực quốc tế gồm có việc từ chối không cho các tù nhân tôn giáo được tiếp cận các nghi lễ phụng tự của tôn giáo mà họ tin theo. Biện pháp này được cho là một hình thức trả thù… Chưa dừng lại USCIRF tiếp tục kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ chỉ định Việt Nam vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt – CPC, theo Đạo luật tự do Tôn giáo Quốc Tế.

Được đà, RFA và một số trang web khác cũng ngay lập tức đưa tin, cố tình lợi dụng xuyên tạc vấn đề để chống phá nhà nước.

Đây không phải là lần đầu tiên USCIRF đưa tin sai sự thật về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam. Trong nhiều năm trước tổ chức này luôn đưa ra trong các phúc trình thường niên về vấn đề này. Thực tế họ đưa ra luận điệu này chủ yếu dựa trên những thông tin từ một số nghị sĩ cực đoan Mỹ, những cá nhân bất mãn, chống phá trong nước và các tổ chức giả danh dân chủ thường xuyên chống phá Việt Nam.

Thực tế, nếu đất nước Việt Nam đàn áp tự do tôn giáo thì sao có những bước phát triển vượt bậc trong việc đảm bảo tự do tôn giáo như hiện nay 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, trong đó trên 24,3 triệu người là tín đồ của các tôn giáo khác nhau, chiếm 27% dân số; gần 53 ngàn chức sắc, 134 ngàn chức việc, 28 ngàn cơ sở thờ tự. Việt Nam có đời sống sinh hoạt tôn giáo phong phú với hơn 8000 lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo hàng năm.

Hơn nữa, chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Điều này được ghi rõ trong Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và được bảo đảm, tôn trọng trên thực tế. Thời gian qua, Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biệt việc thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của người dân được bảo đảm với hàng nghìn lễ hội, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo hàng năm.

Tại Điều 10 Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng”. Đến Hiến pháp 1959, tại Điều 26 đã quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào”. Tại Điều 68, Hiến pháp 1980 một lần nữa khẳng định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”.

Nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn được tổ chức ở Việt Nam như Đại lễ Phật đản VESAK, 500 năm Cải chánh đạo Tin lành,…

Nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn được tổ chức ở Việt Nam như Đại lễ Phật đản VESAK, 500 năm Cải chánh đạo Tin lành,… Điều đáng nói là, tự do tôn giáo của các dân tộc thiểu số luôn được bảo đảm: năm 2017, Giáo hội Phật giáo Việt Nam triển khai xây dựng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Cần Thơ; ở Bình Phước và Tây Nguyên có 33 tổ chức, hệ phái, nhóm Tin lành đang sinh hoạt tại 304 chi hội và hơn 1.300 điểm nhóm; ở Tây Bắc có 693 điểm nhóm Tin lành, 8 Hội thánh cơ sở được thành lập; nhiều điểm nhóm của người dân tộc thiểu số theo Hội thánh Lutheran, Hội Liên hữu Baptist Việt Nam đã đăng ký sinh hoạt tập trung…

Từ những điều trên cho chúng ta thấy rằng luận điệu Việt Nam vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo chỉ là những đánh giá chủ quan, phiến diện của một số người thiếu thiện chí với Việt Nam. Đây cũng chỉ là những luận điệu đã lỗi thời và không thể “gây khó” cho Việt Nam trên con đường xây dựng một đất nước giàu đẹp, văn minh.

Việc USCIRF tiếp tục đưa ra những thông tin bị bóp méo, xuyên tạc, phản ánh sai lệch tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam là sự bịa đặt trắng trợn.

Bản chất của sự việc còn đi cùng sự hà hơi, hậu thuẫn, tiếp sức cho những công dân Việt Nam vi phạm pháp luật núp dưới vỏ bọc “đấu tranh cho tự do tôn giáo”, “dân chủ, nhân quyền”để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Những nội dung USCIRF đưa ra về vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hoàn toàn không có cơ sở pháp lý, chỉ là những luận điệu phiến diện cần bị phê phán.

Quỳnh Quỳnh

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều