Chỉ đạo khẩn sau sự cố nhạc Quốc ca bị tắt trên YouTube
Mới đây, Tổng cục Thể dục Thể thao đã ra chỉ đạo khẩn rằng, tất cả các hiệp hội, liên đoàn thể thao tại Việt Nam khi tổ chức các sự kiện thể thao phải sử dụng bản ghi âm Quốc ca Việt Nam được đăng tải trên kênh chính thống của Chính phủ, kể từ ngày 10/12/2021.
Như đã đưa tin, tối ngày 6.12, khán giả xem trận đấu giữa tuyển Việt Nam và Lào tại vòng bảng AFF Cup 2020, qua kênh YouTube của Next Media đã không nghe thấy tín hiệu nhạc Quốc ca Việt Nam. Trên giao diện màn hình xuất hiện dòng chú thích: “Vì lý do bản quyền âm nhạc, chúng tôi buộc lòng phải tắt tiếng ở phần lễ chào cờ. Sau lễ chào cờ, tín hiệu âm thanh sẽ trở lại bình thường, mong quý vị thông cảm”.
Ngay sau đó, vào sáng 7.12, Bộ VH-TT-DL đã có ý kiến chính thức về việc này. Bộ VH-TT-DL nhấn mạnh, ca khúc Tiến quân ca là Quốc ca của Việt Nam. Bộ VH-TT-DL có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và phải thực hiện các biện pháp cần thiết gìn giữ phát huy giá trị của Quốc ca.
“Pháp luật của Việt Nam quy định nghiêm cấm bất kỳ tổ chức, cá nhân nào, dưới bất kỳ hình thức nào có hành vi ngăn chặn, cản trở việc phổ biến tác phẩm này một cách trực tiếp hay gián tiếp (bao gồm trên mạng) theo quy định pháp luật. Bộ VH-TT-DL yêu cầu tất cả các cá nhân, tổ chức thực hiện nghiêm, không được có bất kỳ hành vi nào ngăn chặn việc phổ biến Quốc ca Việt Nam”, Bộ VH-TT-DL khẳng định.
Cũng trong ngày 8.12, Bộ VH-TT-DL có thông cáo báo chí, có một phần nội dung như sau: “Bộ VH-TT-DL đã chỉ đạo Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) có văn bản đề nghị Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) và Sportfive thông báo sự việc nêu trên tới các đối tác liên quan và đảm bảo sự việc này sẽ không lặp lại trong các trận đấu tiếp theo của đội tuyển bóng đá Việt Nam tại giải đấu. VFF đã gửi bản ghi Quốc thiều, Quốc ca Việt Nam để sử dụng tại các trận đấu còn lại của AFF Cup 2020”.
Ở một diễn tiến khác, ngày 10.12, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục TDTT Trần Đức Phấn đã ký công văn số 1783 /TCTDTT-VP, chỉ đạo các vụ, đơn vị trực thuộc Tổng cục TDTT, các liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia, về việc sử dụng bản ghi Quốc ca chính thức trong các hoạt động thể dục thể thao.
Công văn nêu rõ: “Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL, để sử dụng thống nhất bản ghi Quốc ca chính thức trong tất cả các hoạt động thể dục thể thao thuộc phạm vi Tổng cục TDTT quản lý, Tổng cục TDTT yêu cầu các đơn vị sử dụng bản ghi chính thức được đăng tải trên website Chính phủ và website Tổng cục Thể dục thể thao, cụ thể: http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/Nuoc CHXHCNVietNam/ThongTinTongHop/QuockyQuochuyQuoccaTuyenngon; https://tdtt.gov.vn/portals/0/quocca.mp3”.
Trang Thông tin Chính phủ cho biết: “Website Chính phủ đã được Bộ VH-TT-DL chính thức chuyển giao, công bố chính thống Quốc ca Việt Nam trên mạng internet toàn cầu. Đây là một trong các dữ liệu chính thức về Nước, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam trên mạng internet, gồm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Tuyên ngôn cũng như các văn bản pháp luật… Các đơn vị, tổ chức, cá nhân đều có thể sử dụng bản ghi chính thức này trên Cổng Thông tin điện tử chính phủ theo quy định của pháp luật tại đường dẫn trên website Chính phủ. Đây là bản ghi Quốc ca chuẩn mà các đơn vị, tổ chức, cá nhân hoàn toàn có thể sử dụng miễn phí”.
Trong nghi lễ chào cờ trước trận đấu giữa tuyển Việt Nam và Malaysia lượt trận thứ 3 bảng B AFF Cup 2020 vào ngày 12.12, nhạc Quốc ca Việt Nam sẽ là bản ghi âm được VFF cung cấp và lấy từ nguồn chính thống như vừa nêu ở trên.
Tại buổi họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhận được đề nghị trả lời câu hỏi, rằng Việt Nam có biện pháp gì để bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư tại Myanmar và người Việt Nam đang làm việc tại các doanh nghiệp này.
Bà Hằng cho biết, trong thời gian qua, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar luôn theo dõi sát tình hình sở tại và tình hình của công dân và doanh nghiệp Việt Nam tại đây; đã triển khai nhiều biện pháp bảo hộ công dân và lãnh sự cần thiết để bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và doanh nghiệp Việt Nam tại Myanmar.Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar đã nhiều lần đề nghị các cơ quan chức năng Myanmar quan tâm, tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản tính mạng của công dân, doanh nghiệp và người lao động thuộc các doanh nghiệp Việt Nam tại Myanmar, đặc biệt là bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp Việt Nam ở Myanmar, phù hợp với thoả thuận giữa hai bên cũng như luật pháp và thông lệ quốc tế.
Phạm Hùng