+
Aa
-
like
comment

Chỉ có thể là quân nhân Việt Nam

22/09/2020 17:22

Chiến sự căng thẳng ở một số nước Châu Phi nhưng ở đâu có quân nhân Việt Nam là ở đó có tiếng cười hạnh phúc.

Nữ quân nhân Việt Nam chụp hình kỷ niệm tại Bentiu.

Cụ thể, ở Nam Sudan, mỗi vùng đều do một lực lượng, bộ tộc hay phe phái có vũ trang chiếm cứ và “bắn nhau suốt ngày”. Các đoàn công tác hoặc cứu trợ của Liên Hợp Quốc đi qua ranh giới những khu vực đó là cả một vấn đề nan giải bởi các tay súng rất thích gây khó dễ, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Một số sĩ quan liên lạc người Việt Nam thường được tín nhiệm giao nhiệm vụ dẫn đoàn xe Liên Hợp Quốc đi qua các vùng này, bởi mỗi khi bị chặn lại, chỉ cần sĩ quan liên lạc nói: “Chúng tôi là sĩ quan Việt Nam!” thì hầu hết những tay súng ở Nam Sudan đều ồ lên và nói: “Việt Nam – Hồ Chí Minh”. Ngay lập tức đoàn xe của Liên Hợp Quốc được đi qua rất dễ dàng, bất kể đó là phe nào.

Rút kinh nghiệm việc này, từ các chuyến công tác sau, sĩ quan Việt Nam ngoài treo cờ thường gắn thêm dòng chữ VIỆT NAM thật to trên xe, có khi to hơn chữ của Liên Hợp Quốc. Phù hiệu trên ngực áo cũng được thay bằng dòng chữ “VIỆT NAM” to hơn.

Phù hiệu thêu chữ Việt Nam.

Chỉ hai chữ thôi nhưng tại đây nội hàm của nó lại là cả đất nước, con người, lịch sử Việt Nam, là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Và cũng chỉ hai chữ ấy hóa tấm “kim bài” đặc biệt giúp những chiến sĩ mũ nồi xanh Việt Nam nơi đây được chào đón thân thiện ngay cả khi đi qua trạm kiểm soát của phiến quân. Có lẽ lời nhận xét chân thành và ấn tượng nhất, khiến bất cứ ai được nghe đều cảm thấy tự hào khi là người Việt Nam, đó là lời của Thiếu tướng Traore Daniel Sidiki, Phó Tư lệnh Quân sự Phái bộ MINUSCA: “Tôi biết rất nhiều về Việt Nam, tôi rất yêu mến các bạn. Tôi cũng đọc và tìm hiểu rất nhiều về Tướng Giáp, về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tôi khâm phục lịch sử chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam và đặc biệt ấn tượng với chiến dịch Điện Biên Phủ. Tôi thực sự nể tài năng của Tướng Giáp, bản thân tôi luôn lấy hình tượng ông để nỗ lực phấn đấu”.

Lính mũ nồi xanh tại Cộng hòa Trung Phi.

Xét về lịch sử, Trung Phi và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng. Trung Phi cũng từng là thuộc địa của Pháp. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, khi Pháp rút quân khỏi Đông Dương, làn sóng đòi độc lập của các quốc gia thuộc địa của Pháp tại châu Phi rất mạnh mẽ. Lấy Việt Nam là hình mẫu, họ đồng loạt nổi dậy vũ trang và phi vũ trang, đấu tranh chính trị đòi độc lập. Và thành công đã đến, Cộng hòa Trung Phi tuyên bố độc lập vào năm 1960.

Hơn nữa, quân nhân Việt Nam là người gần gũi với hoạt động đời sống, văn hóa của người dân Châu Phi hơn bất kỳ với quân nhân nước nào khác. Trẻ em được dạy học chữ, người dân được chỉ cách trồng lúa, trồng rau. Trước đây, mạng viễn thông của Châu Phi còn kém phát triển, thậm chí nhiều vùng còn không có thì nay, Viettel đã phủ sóng ở nhiều nơi, giúp người dân tiếp cận với công nghệ. Thứ tình cảm gắn kết đó có lẽ còn được người dân Trung Phi truyền lại cho con em họ. Trên đường đi từ nhà đến Phái bộ, trẻ em nơi đây thường chạy ra bắt tay các sĩ quan Việt Nam. Đang ở trong nhà mà nhìn qua khe cửa thấy quân nhân Việt Nam, từ xa bọn nhỏ đã chạy ào ra để được bắt tay. Chúng phải chạy đuổi theo cho bằng kịp, thậm chí còn tranh nhau bắt tay trước. Lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh và dọn dẹp vệ sinh trong Phái bộ cũng rất có thiện cảm khi gặp, tiếp xúc với các sĩ quan Việt Nam.

Quân nhân Việt Nam hướng dẫn người dân trồng rau.

Thứ tình cảm gắn kết đó có lẽ còn được người dân Trung Phi truyền lại cho con em họ. Trên đường đi từ nhà đến Phái bộ, trẻ em nơi đây thường chạy ra bắt tay các sĩ quan Việt Nam. Đang ở trong nhà mà nhìn qua khe cửa thấy chúng tôi, từ xa bọn nhỏ đã chạy ào ra để được bắt tay. Chúng phải chạy đuổi theo cho bằng kịp, thậm chí còn tranh nhau bắt tay trước.

Thế mới thấy hai chữ “VIỆT NAM” được cha ông chúng ta hy sinh biết bao xương máu gây dựng, bảo vệ đến nay đáng giá thế nào. Có lẽ không có sĩ quan nước nào tại Phái bộ MINUSCA để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân Trung Phi như các sĩ quan của Việt Nam. Và chắc chắn cũng không có sĩ quan nước nào có được tấm “kim bài” đặc biệt như người sĩ quan Việt. Đó là tình cảm, sự yêu mến, tôn trọng giữa hai quốc gia, hai dân tộc, và giữa con người với con người. Những người sĩ quan ấy đã làm tốt nhiệm vụ là sứ giả của nền văn hóa “anh bộ đội cụ Hồ’: luôn gần dân và yêu dân như người thân của mình để luôn được dân quý, dân tin, dân yêu.

Hạ Trắng (TH)

Bài mới
Đọc nhiều