+
Aa
-
like
comment

Chỉ có những kẻ cố tình không hiểu Đảng

sông trà - 28/01/2021 08:58

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn trung thành với lý tưởng và truyền thống cách mạng, là người kiến tạo hòa bình, xây dựng xã hội công bằng. Cũng là người lãnh đạo thực sự của toàn dân, đại diện cho những mong muốn và lợi ích sống còn của người dân.

Việt Tân xuyên tạc "Nhân dân vô can"
Luận điệu xuyên tạc của Việt Tân.

Dân hiểu, chỉ có thế lực thù địch cố tình không hiểu

Gần đây trên trang chống phá Việt Tân lại đăng tải những phát ngôn xằng bậy, thiếu thực tế. Trong bài viết “Nhân dân vô can”, Ngô Đồng đã ra cái nhìn thiển cận, cố tình xuyên tạc khi cho rằng “mỗi kỳ Đại hội đều chọn ra hàng trăm vị trí lãnh đạo, trong đó có không ít quan chức phải vào tù vì tham nhũng. Điều đó là thể hiện sự tắc trách của Đảng Cộng sản trong vấn đề nhân sự, mà người chịu trách nhiệm cao nhất là ông Nguyễn Phú Trọng, trưởng Tiểu ban nhân sự”,

Thậm chí đối tượng này còn trắng trợn rêu rao: “Đảng Cộng sản tổ chức Đại hội kín. Đó là một trò chơi, tự đấu đá, chia chác quyền lực riêng với nhau. Tuy nhiên, Đảng luôn đánh tráo khái niệm và tuyên truyền là của dân, do dân và vì dân.

Nhân dân không đóng bất cứ vài trò gì trong việc tuyển chọn, bỏ phiếu hay bầu cử của Đảng Cộng sản. Vì vậy, nói Đại Hội XIII là ngày hội toàn dân là sai hoàn toàn và đổ vấy trách nhiệm. Nhân dân không liên quan trong chuyện này.”

Trong khi đó, Đại hội XIII là sự kiện chính trị trọng đại của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Đảng, dân tộc và đất nước; có ý nghĩa định hướng tương lai, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, hội nhập, phát triển đất nước.

Trước thềm Đại hội, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân bày tỏ nhiều tâm tư, kỳ vọng vào những chủ trương, quyết sách, công tác nhân sự sẽ góp phần tạo nên đột phá trong phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong nhiệm kỳ mới.

Mỗi kỳ Đại hội thật sự là ngày hội toàn dân

Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp là sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng đối với đất nước và dân tộc. Thông qua hoạt động này, người dân cả nước phát huy quyền làm chủ của mình, thực hiện nghĩa vụ công dân thông qua việc đi bầu cử để chọn ra những người thật sự xứng đáng, có đủ cả đức lẫn tài, cả tâm lẫn tầm, để thay thế mình làm đại biểu dân cử.

Ngoài việc công khai danh sách các ứng cử viên, tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri vận động bầu cử, các ứng cử viên và cử tri cũng có quyền giám sát công tác bầu cử, kiểm phiếu để đảm bảo tính công khai, dân chủ, khách quan. Và để giúp các cử tri có những danh sách cuối cùng trong ngày bầu cử, việc giới thiệu đại biểu qua hiệp thương của Mặt trận Tổ quốc được tiến hành chặt chẽ, thể hiện tính dân chủ trong bầu cử.

Đồng thời, việc giới thiệu người ra ứng cử cũng phải trên cơ sở tiêu chuẩn của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND. Quá trình hiệp thương dân chủ vừa bảo đảm được sự lãnh đạo của Đảng vừa đạt được sự đồng thuận của các thành viên mặt trận về cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giới thiệu để cử tri lựa chọn người đại diện xứng đáng của nhân dân. Như vậy, những ứng cử viên trong danh sách để bầu cũng là những đại biểu đã được chọn lựa qua nhiều cấp với những hình thức dân chủ nhất để cho cử tri lựa chọn, quyết định.

Nói cách khác, bầu cử đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân là hình thức dân chủ trực tiếp, là phương thức thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng Nhà nước nói chung và cơ quan đại diện, cơ quan quyền lực Nhà nước từ trung ương đến địa phương ở Việt Nam nói riêng.

Hơn nữa, vấn đề “Dân chủ trong thảo luận, giới thiệu nhân sự tại Đại hội” được quy định khá rõ tại Điều 12, khoản 3, Điều lệ Đảng: “Đại biểu có quyền nhận xét, chất vấn về người ứng cử và người được đề cử”. Tuy nhiên, do tâm lý khá phổ biến trong nhiều đảng bộ hiện nay là ngại hoặc sợ bị trù dập nên quyền đó ít được thực hiện đầy đủ và ngay cả việc thực hiện quyền “ứng cử, đề cử” vào các cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng của đảng viên cũng thiếu tính khả thi.”

Cũng từ tính dân chủ này mà công tác chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa mới cũng được tiến hành bài bản, kỹ lưỡng, thận trọng, chặt chẽ, bảo đảm dân chủ, khách quan, công tâm theo đúng quy trình nhân sự đã đề ra.

“Tôi có niềm tin rằng Ban Chấp hành Trung ương khóa mới sẽ là một tập thể thật sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, thống nhất ý chí và hành động, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Các cán bộ chủ chốt của Đảng trong nhiệm kỳ khóa XIII sẽ là những gương mặt tiêu biểu về trí tuệ, có tầm nhìn chiến lược, có tư duy đổi mới, sáng tạo, đủ uy tín, năng lực lãnh đạo đất nước trong thời kỳ mới.” Giáo sư Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh.

Phải nói rằng, từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn quán triệt sâu sắc quan điểm lấy dân làm gốc. Thời gian qua, nhân dân đã đóng góp rất tích cực để góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Văn kiện Đại hội XIII tiếp tục nhấn mạnh hơn quan điểm này, điểm đổi mới hơn là tập trung dựa vào dân để xây dựng Đảng.

Một trong những việc quan trọng nhất của quá trình xây dựng Đảng đó là bầu cử để tìm ra những người con ưu tú nhất của đất nước. Và mỗi kỳ Đại hội thực sự trở thành ngày hội của toàn dân và để đạt được mục đích cao nhất của công tác bầu cử đó là bầu ra được những đại biểu thật sự xứng đáng vừa có tâm, vừa có tầm, vừa có năng lực, đại diện cho tiếng nói và lợi ích chung của cộng đồng xã hội. Đó cũng chính là phát huy một cách mạnh mẽ nhất quyền làm chủ của nhân dân theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và xu thế chung của thời đại. Tức là, nhân dân, cử tri cả nước cùng có trách nhiệm với dân tộc, vận mệnh đất nước, chứ không phải “vô can” như giới dân chủ xuyên tạc, chỉ trích.

Điều đặc biệt xin được nhắc lại đó là, Đại hội XIII được tổ chức vào thời điểm toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thực hiện thắng lợi nhiều chủ trương, mục tiêu và nhiệm vụ đã được xác định trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, đạt được nhiều thành quả rất quan trọng, khá toàn diện, tạo nhiều dấu ấn nổi bật, góp phần tô đậm những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của 35 năm đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh 1991, 10 năm thực hiện Cương lĩnh bổ sung, phát triển 2011 và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020.

Minh chứng đó là: Từ đầu năm 2020 đến nay chúng ta đã thực hiện thành công “mục tiêu kép”: vừa quyết liệt phòng chống đại dịch COVID-19 trên tinh thần “chống dịch như chống giặc”, vừa tập trung phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của nhân dân; Kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, tăng trưởng kinh tế đạt khá gắn với chất lượng tăng trưởng và các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện; Phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam đạt kết quả tích cực; an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện; Công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước được nâng lên. Tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế gắn với cải cách thủ tục hành chính…

Đó là cơ sở quan trọng và quyết định để Việt Nam thực hiện mục tiêu tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Đó cũng chính là sự kỳ vọng của nhân dân, sự kỳ vọng của Đảng, của cả xã hội. Vậy nên, các thế lực thù địch, phản động lưu vong ở nước ngoài đừng hòng xuyên tạc, lung lay được lòng dân.

Sông Trà

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều