+
Aa
-
like
comment

Chân dung vị tư sản dân tộc sẵn sàng hiến 5.000 lượng vàng cho nhà nước

23/11/2020 16:58

Nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô người đã hiến 5 ngàn lượng vàng cho cách mạng trong tuần lễ vàng năm 1945. Ông Trịnh Cần Chính (Tổng Giám đốc Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Thăng Long Việt Nam) là con trai út của nhà đại tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô, có lần trả lời báo chí nói vui rằng, “Nếu 5 ngàn lượng vàng của cha ông mà gửi ngân hàng từ 1945 tới nay, riêng phần lãi thu về đã nhiều hơn tài sản của Bill Gates”.

Ngoài 5 ngàn lượng vàng hiến cho cách mạng nhà tư sản Trịnh Văn Bô còn hiến cho cách mạng ngôi nhà 48 Hàng Ngang nơi chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản tuyên ngôn độc lập. Ngôi nhà 34 Hoàng Diệu với 3.000m2 đất giá thị trường khoảng 30 triệu đô .

Hiện nay, tên của nhà tư sản Trịnh Văn Bô được UBND TP Hà Nội đặt cho 1 con đường khá lớn tại quận Nam Từ Liêm . Tuyến phố nằm trong dự án tuyến đường từ đường Lê Đức Thọ nối đến đường 70 do Công ty Cổ phần Tasco làm chủ đầu tư. Dự án được khởi công xây dựng từ ngày 15/2/2009 có tổng chiều dài 3,5km, mặt cắt ngang 50m bao gồm 8 làn đường, vận tốc thiết kế 60km/h. Tổng mức đầu tư của dự án là 1.543 tỷ đồng.

Nhà tư sản Trịnh Văn Bô thuộc dòng dõi Chúa Trịnh. Theo gia phả Trịnh tộc thì ông thuộc dòng dõi của Khánh quận công Trịnh Kiều – con thứ tư của An Đô Vương Trịnh Cương, là vị chúa thứ năm của vương tộc Trịnh cầm quyền ở miền bắc Đại Việt thời Lê Trung Hưng.

Cụ ông Trịnh Văn Bô (1914-1988) quê tại làng Bãi, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay là xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, Hà Nội), là một thương nhân nổi tiếng giữa thế kỷ XX. Là con út trong gia đình 3 anh chị em, người gốc Hoa, nhà có hiệu buôn tơ lụa Phúc Lợi nổi tiếng nhất nhì đất Hà Thành xưa.

Năm 1932, cụ Bô lập gia đình với cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ (con gái của một nhà nho nổi tiếng đất Hà Thành). Hai vợ chồng cụ tiếp quản kế thừa hiệu buôn tơ lụa Phúc Lợi giàu có, công việc kinh doanh ngày càng tiến triển nhờ sự bền gan vững trí đồng lòng của hai vợ chồng.

Vào thời điểm đó, những sản phẩm tơ lụa của Phúc Lợi đã có mặt tại khắp các quốc gia: Lào, Thái Lan, Pháp, Anh… Cho đến giữa năm 1940, cụ được xem là một trong những thương nhân giàu có nhất nhì đất Hà Thành nhờ công việc buôn bán tơ lụa khắp trong và ngoài nước. Ngoài ra, gia đình cụ còn sở hữu 1 nhà máy dệt và kinh doanh thêm đất đai tại nhiều nơi ở Hà Nội và các tỉnh phát triển. Không chỉ nổi tiếng là nhà tư sản giàu có, cụ Trịnh Văn Bô và vợ còn để lại trong ký ức nhiều thế hệ người Việt Nam bởi sự tận tâm cống hiến hết mình cho cách mạng.

Cửa hiệu số 48 Hàng Ngang (Hà Nội) là nơi hoạt động cách mạng của nhiều cán bộ lãnh đạo khi chuyển từ chiến khu Việt Bắc trở về. Đặc biệt, cụ Bô và vợ vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngôi nhà cũng chính là nơi Bác Hồ đã khởi thảo và hoàn thành bản Tuyên Ngôn độc lập.

Nạn đói năm 1945, vợ chồng doanh nhân Trịnh Văn Bô đã kịp thời ủng hộ 1000 vé phát cháo cứu đói. Thời điểm “Tuần lễ vàng” năm 1954 do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động để giải quyết tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” trước sự khó khăn tài chính lúc bấy giờ, cụ Bô cùng gia đình đã ủng hộ 5.147 lượng vàng. Không chỉ vậy, hai cụ còn là thành viên chủ chốt trong Ban vận động của Tuần lễ vàng, cụ cũng khích lệ giới doanh nhân, kinh doanh và nhân dân quyên góp ủng hộ.

Hình ảnh một gia đình doanh nhân Hà Nội, tận tâm trong làm ăn và tận lực cống hiến cho cách mạng là điều trọn vẹn đến tên tuổi của cụ Trịnh Văn Bô. Là thương nhân giàu có, nhưng gia đình cụ lại có triết lý kinh doanh rất nhân văn: “Buôn bán 10 đồng thì giữ lại 7, còn lại giúp đỡ người nghèo và làm việc phúc đức”.

T.H 

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều