+
Aa
-
like
comment

Chân dung tân nữ Thứ trưởng sinh năm 1971 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

29/04/2021 08:30

Tổng thống Mỹ Joe Biden dự định sớm đến thăm Việt Nam trong một nỗ lực để củng cố mối quan hệ với các quốc gia châu Á và giảm bớt sức ảnh hưởng của Trung Quốc tới khu vực châu Á.

Tổng thống Joe Biden

Biden sắp thăm Việt Nam?

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết tại một buổi gây quỹ của Đảng Dân chủ ở Albuquerque, New Mexico diễn ra vào đêm ngày 08/08, ông sẽ đến Việt Nam “trong thời gian ngắn sắp tới”, với mong muốn nâng cấp mối quan hệ Việt – Mỹ và đưa Việt Nam trở thành một đối tác lớn của Washington.

“Tôi sẽ sớm đến thăm Việt Nam”, trang Reuters trích dẫn phát biểu của ông Joe Biden.

Ông Biden không nói rõ thời điểm sẽ đến thăm Việt Nam, nhưng các quan chức trong chính quyền Mỹ, bao gồm cả Phó Tổng thống Kamala Harris trong thời gian gần đây đều đã có những chuyến thăm Việt Nam liên tục. Tháng trước, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ở Hà Nội.

Tính toán của Mỹ

Trong cuộc gặp mặt báo chí ngày 20/4 lần đầu tiên kể từ khi đến Việt Nam hồi tháng 1, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam cho biết: “Chúng tôi cho rằng ưu tiên của chúng tôi là nâng cấp quan hệ Mỹ – Việt Nam từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược. Chúng tôi đã có nhiều cuộc trao đổi với các đại diện chính phủ, doanh nghiệp về việc làm thế nào để phát triển và mở rộng quan hệ. Đây là một trách nhiệm tôi đang đảm nhận”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Joe Biden

Đại sứ Marc Knapper cũng cho biết, chính quyền Tổng thống Biden rất chú trọng đến khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và điều đó có thể thấy rõ qua chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương được Mỹ công bố cách đây không lâu.

Thực chất, sau chuyến thăm của hàng loạt quan chức Mỹ đến Việt Nam đã có thể chứng minh sự trỗi dậy mạnh mẽ của Việt Nam ngày càng rõ rệt. Đặc biệt rong bối cảnh nhà đầu tư, các ông lớn công nghệ thế giới tăng cường đưa dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc bởi rào cản thương mại và rủi ro chính trị.

Chưa rõ mối quan hệ gần gũi hơn giữa hai nước có thể mang đến điều gì, nhưng các chuyên gia cho rằng, việc nâng cấp quan hệ có thể bao gồm việc tăng cường hợp tác quân sự và cung cấp vũ khí từ Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ và các công ty quốc phòng của Mỹ đã công khai nói rằng họ muốn tăng cường cung cấp quân sự cho Việt Nam, mà cho đến nay phần lớn chỉ giới hạn ở các tàu bảo vệ bờ biển và máy bay huấn luyện, khi nước này đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí.

Quan hệ Việt Nam – Mỹ

Hợp tác Việt Nam – Mỹ vẫn còn nhiều dư địa và việc hai nước củng cố quan hệ song phương sẽ góp phần thúc đẩy hòa bình, thịnh vượng trong khu vực.

Năm 2023 là dấu mốc kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Mỹ. Gần đây, nhiều quan chức Mỹ, trong đó có Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tới VN nhằm mở rộng và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ song phương.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (giữa) giao lưu với các nhà khoa học và thăm các dự án sáng tạo tại ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Đại sứ quán Mỹ

Nhìn vào bản đồ, chúng ta có thể thấy Đông Nam Á nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Trong thế kỷ 21, trọng tâm chiến lược toàn cầu đã chuyển dịch từ Đại Tây Dương sang Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Trong “Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, Mỹ thể hiện kỳ vọng của mình trong việc hợp tác và xây dựng năng lực đối tác với bên thứ ba trong khu vực, cũng như xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) dựa trên nguyên tắc và lợi ích chung, trong đó có tự do hàng hải, tôn trọng trật tự dựa trên luật lệ, đặc biệt đối với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Phía Mỹ coi VN là đối tác tin cậy ở khu vực Đông Nam Á, có vai trò dẫn dắt trong ASEAN và là thành viên quan trọng của IPEF.

Việc hai nước Việt Nam và Mỹ có quan hệ tốt đẹp có ảnh hưởng trước hết đến ASEAN – vốn được coi là trung tâm của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Sự phát triển năng động của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và quá trình gia tăng vai trò của ASEAN với VN là thành viên tích cực, có trách nhiệm sẽ tạo điều kiện để toàn bộ khu vực có điều kiện phát triển. Trong bối cảnh trật tự thế giới mới đang trong quá trình định hình, cục diện khu vực đang chuyển động mạnh mẽ đặt ra nhiều cơ hội để VN tham gia đóng góp vào việc xây dựng một ASEAN đoàn kết, thống nhất, tránh bị chia rẽ nội bộ, cân bằng lợi ích quốc gia, dân tộc, cũng như duy trì chính sách mềm dẻo, khôn khéo, trung lập, tránh bị lệ thuộc và ảnh hưởng từ các nước lớn.

Bảo Trâm

Bài mới
Đọc nhiều