+
Aa
-
like
comment

Chân dung những kền kền trong vụ việc bé gái 8 tuổi bị hành hạ tử vong

An Diễm - 28/12/2021 14:18

Mạng xã hội đang xôn xao vụ việc một bé gái 8 tuổi đáng thương bị “mẹ kế” bạo hành đến tử vong. Rất nhiều người tỏ ra xót xa, thương cảm. Cùng với đó thì những con kền kền cũng xuất hiện.

Hoàng Dũng, một kẻ đang chạy trốn tận trời Tây vì sợ phải trả giá về những hành vi phản bội Tổ quốc của mình bỗng trở nên “tử tế bất ngờ”. Vờ như khóc thương cho bé gái, Dũng quăng luôn thông tin cá nhân bao gồm ảnh, chức vụ, số điện thoại riêng của Trưởng Công an Quận Bình Thạnh, nơi xảy ra vụ việc bé gái 8 tuổi bị bạo hành, lên mạng. Sau đó, kêu gọi bạn bè nhắn tin khủng bố gây sức ép đòi công an Bình Thạnh phải ngay lập tức xử lý vụ việc theo ý kiến riêng của hắn. Đó là bắt giam bố của cháu bé, trong khi vụ việc vẫn đang được điều tra.

Đây là một hành vi nguy hiểm, không chỉ là can thiệp vào công việc của các cơ quan chức năng mà còn phạm tội cố ý gây rối, khủng bố tinh thần của người khác được quy định tại Điều 32, Bộ luật Dân sự năm 2015. Rất chiêu trò và ma mãnh, Dũng lợi dụng tình thương của dư luận để đẩy họ vào những con đường phạm tội còn mình thì ngồi ung dung hưởng lợi.

Huỳnh Ngọc Chênh – chồng của Nguyễn Thúy Hạnh – đối tượng ăn chặn không biết bao nhiêu tiền từ thiện của đồng bào dưới cái mác quỹ 50k, cũng gào lên rằng bé gái qua đời là vì nhân quyền?! Chênh lu loa, vụ việc xảy ra là do Nhà nước bưng bít luật pháp, che giấu vấn đề nhân quyền với người dân nên những người liên quan trong vụ việc không có kiến thức, để cho vụ việc xảy ra mà không bị ngăn chặn.  Nhiều vụ việc xảy ra ở Việt Nam liên quan đến bạo hành trẻ em đã bị xử lý nghiêm minh, bị xã hội lên án. Vậy thì làm sao có thể quy kết Việt Nam không quan tâm đến quyền con người?

Đấy là chưa kể từ năm 2016, theo quy định của Luật trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cũng đã ra mắt Tổng đài 111 dưới sự quản lý của Cục Trẻ em thuộc Bộ, là đường dây khẩn cấp có nhiệm vụ thường trực tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em từ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân. Điều đáng tiếc là vụ việc xảy ra ở một chung cư cao cấp, nơi mọi người sống biệt lập và không kịp nhận ra vấn đề để xử lý hay báo cáo hành vi vi phạm này cho cơ quan chức năng. Cũng cần nhìn nhận một vấn đề khác là văn hóa Á đông còn quan niệm giáo dục trẻ em “thương cho roi cho vọt” với ý nghĩa tốt đẹp. Đây là vấn đề văn hóa và hoàn toàn không thể quy kết dưới góc độ nhân quyền, tuy nhiên với sự phát triển của xã hội Việt Nam, trẻ em đã và đang được quan tâm nhiều hơn để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra.

 

Nếu xét đến “lịch sử” chống phá của đối tượng Hoàng Dũng thì có thể kết luận mục đích thực sự của hắn không phải là đóng góp vì điều tốt, mà chỉ là rắp tâm làm điều xấu, nhắm vào lực lượng công an. Nếu xét về “lai lịch” gia đình của Huỳnh Ngọc Chênh thì ta cũng có thể hiểu lý do vì sao ông phải cố nhồi nhét vấn đề “nhân quyền” vào một vụ việc không liên quan.

Điều gì sẽ xảy ra nếu trong tất cả các vụ việc đều có người nhắn tin thúc ép lực lượng chức năng phải xử lý vụ việc theo ý kiến cá nhân? Điều gì sẽ xảy ra nếu thông tin, số điện thoại của lực lượng công an tiếp tục bị tung lên mạng rồi bị nhắn tin khủng bố hoặc sử dụng vào các mục đích xấu xa khác? Và điều gì sẽ xảy ra nếu người ta cứ đánh giá mọi vụ việc vi phạm pháp luật dưới góc độ nhân quyền, vì thiếu kiến thức nhân quyền nên mới làm sai, và theo logic đó thì ở những nước như Mỹ sẽ sạch bóng tội phạm?

Được biết, từ khi xảy ra vụ việc đau lòng liên quan đến cháu bé, các lực lượng chức năng đã ngay lập tức vào việc để điều tra, xử lý. Ngay khi nhận tin báo, UBND và quận ủy đã chỉ đạo Công an Q.Bình Thạnh khẩn trương xác minh thông tin và xử lý nghiêm sự việc gây phẫn nộ dư luận, sớm có báo cáo trình UBND. Người phụ nữ “mẹ kế” gây ra vụ việc đã bị bắt để phục vụ công tác điều tra, vì đây là nhân vật chính gây ra vụ việc. Đối với bố cháu bé thì rõ ràng cần điều tra thêm để xem xét hành vi cụ thể, không thể tùy tiện bắt giam khi chưa có chứng cứ rõ ràng. Vụ việc có thể gây bức xúc xã hội, nhưng trình tự xét xử phải tuân thủ luật pháp, bảo đảm công bằng, tránh oan sai cho người vô tội và các biện pháp xử lý cần theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về bắt tạm giam.

Lên tiếng là để đòi lại công bằng cho cháu bé, để không có những sự việc đau lòng tương tự xảy ra. Và cả không để những con kền kền như Hoàng Dũng, Huỳnh Ngọc Chênh có cơ hội thực hiện những hành vi trục lợi từ chính nỗi bi thương của đồng bào mình.

An Diễm

Bài mới
Đọc nhiều