+
Aa
-
like
comment

Câu nói “Chính phủ điện tử ngăn dịch nCoV” của Thủ tướng có gì mà “dân làm báo” cay cú thế?

Thế Khoa - 17/02/2020 15:49

Mới đây, tại Hội nghị Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu rằng “nếu làm tốt Chính phủ điện tử cũng là một giải pháp ngăn ngừa nCoV khi hiện nay, nhiều cơ quan, đơn vị, trường học ứng dụng Chính phủ điện tử trong giao dịch, hạn chế tiếp xúc trực tiếp”. Ấy vậy mà một số “nhà dân chủ” nói rằng “Chính phủ điện tử thì liên quan gì đến chống dịch”… thậm chí trên trang “Dân làm báo” còn phụ họa chế ảnh mỉa mai lời nói của Thủ tướng, hòng gây nên làn sóng chỉ trích người đứng đầu Chính phủ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử

Thời gian qua, báo đài đều thông tin rõ ràng thời gian ủ bệnh của virus nCoV là 14 ngày và cũng đã có trường hợp bị nhiễm virus nhưng không xuất hiện triệu chứng bệnh. Thế nên, nếu một người bị nhiễm virus Covid – 19 (họ không hay biết mình bị nhiễm) đi đến những nơi công cộng, rồi họ khạc nhổ, ho vào tay và sau đó chạm vào thứ gì đó thì sẽ thế nào đây? Khi đã có bằng chứng cho thấy virus Covid – 19 có mặt ở trên tay nắm cửa thì việc virus này có mặt trên những tờ tiền, những xấp giầy tờ được truyền từ người này sang người khác là chuyện có thể xảy ra.

Từ thực tế trên thì việc Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh Chính phủ điện tử trong giao dịch, hạn chế tiếp xúc giữa người dân, tránh tụ tập đông người, lây lan dịch bệnh có gọi là tào lao hay không thưa các “nhà dân chủ”? Như vậy không gọi là ngăn ngừa thì gọi là gì đây? Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp thì việc người dân ngồi ở nhà nhấp chuột là có thể đăng ký thẻ bảo hiểm, chẳng phải trang bị, bịt bùng khẩu trang để tới bệnh viện để làm thủ tục. Thay vì cầm cả đống giấy tờ tới cơ quan hành chính xếp hàng, chầu chực để xin chữ ký thì ngồi ở nhà click chuột là có ngay chữ ký số, giải quyết được việc ngay. Rồi thay vì cầm xấp tiền mặt tới nạp đủ các khoản phí thì người dân có thể ở nhà bấm điện thoại là có thể chuyển tiền thành công…Một chỉ thị của người đứng đầu Chính phủ hay của Bộ Giáo dục thì ngay lập tức được truyền tới các địa phương, toàn bộ hệ thống chính quyền. Các phụ huynh ngồi ở nhà nhận ngay được thông báo các học sinh được nghỉ hay đi học. Không có tình trạng chạy tới trường xem thông báo. Xin hỏi cái sự nhanh, ngay lập tức này là từ ở đâu ra, nếu không phải là từ việc áp dụng hiệu quả Chính phủ điện tử? Để tránh lây lan trên diện rộng của virus Covid-19 thì Chính phủ điện tử là một trong những giải pháp thực sự cần thiết, vậy thì tại sao các “nhà dân chủ” lại cay cú thế?

Một lời chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ yêu cầu toàn thể cán bộ, lãnh đạo các tỉnh thành cùng vào cuộc ngăn ngừa dịch bệnh lây lan mà qua ngòi bút của những kẻ bới móc thành “tào lao” thì cũng đến chịu. Hiện nay, toàn bộ hệ thống chính trị đang nỗ lực tích cực vào cuộc phòng, chống dịch virus nCoV gây ra: Bộ Y tế hàng ngày đều công khai số liệu người nhiễm bệnh mới; các cách phòng chóng virus lên Cổng thông tin điện tử và được gửi trực tiếp đến điện thoại của người dân… Tuy nhiên, không ít đối tượng đã lợi dụng dịch bệnh để xuyên tạc, đưa ra các thông tin lệch lạc, thiếu kiểm chứng, rồi mỉa mai, “vạch lá tìm sâu”, mục đích cuối cùng là nhằm gây ra tâm lý hoang mang, bất ổn trọng xã hội, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với nhà nước.

Đúng là “càng ở trên cao thì gió càng mạnh”, trong mắt các “nhà dân chủ” chẳng có vị lãnh đạo nào của Nhà nước ta là xứng đáng, bởi vậy, công kích, tấn công, hạ uy tín những người này là điều mà chúng sẵn sàng thực hiện bất cứ lúc nào khi có “điều kiện”. Thế nhưng, chợt nhớ có câu nói rất hay thế này: “Giá trị không nằm ở những kẻ thích chỉ trích, và lại càng không nằm ở những kẻ thích phán xét người khác. Giá trị thật sự nằm ở những người đang thật sự chiến đấu, những người đang nỗ lực, những người dám vấp ngã nhưng không bao giờ gục ngã”.

Thế Khoa

Bài mới
Đọc nhiều