+
Aa
-
like
comment

“Cậu IT” Nhâm Hoàng Khang bị Bộ Công an bắt

04/10/2021 11:56

Chiều 23.4, tiếp tục phiên họp 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi. Đây là dự án luật sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp 7 khai mạc vào ngày 20.5 tới.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị bổ sung quy định các hành vi bị cấm và các chế tài liên quan để tránh gian lận thuế VAT.

Nội dung này được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu khi cho ý kiến tại phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Luật thuế giá trị gia tăng (VAT) sửa đổi, chiều 23/4.

Theo Chủ tịch Quốc hội, thời gian qua phát sinh nhiều trường hợp gian lận hóa đơn chứng từ, khấu trừ, hoàn thuế VAT, thậm chí lừa đảo chiếm đoạt thuế này. Luật Quản lý thuế 2019 đã có quy định về hành vi bị cấm, nhưng thuế VAT có tính chất đặc thù. Vì thế, khi sửa luật này, Chủ tịch Quốc hội nói cần bổ sung các quy định tương tự.

Cụ thể, ông cho rằng dự thảo Luật thuế VAT sửa đổi có thể bổ sung các hành vi vi phạm chưa được cụ thể trong Luật Quản lý thuế, như gian lận hóa đơn chứng từ, khai khống hóa đơn VAT, lập cơ sở kinh doanh để bán hóa đơn VAT bất hợp pháp, chuyển giá.

Thực tế, qua rà soát, cơ quan thuế phát hiện nhiều trường hợp gian lận, chiếm đoạt tiền hoàn thuế VAT. Thủ đoạn, hành vi của các đối tượng gian lận chủ yếu xảy ra tại khâu trung gian mua bán hàng hóa, hoặc trường hợp sử dụng hóa đơn không hợp pháp.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại cuộc họp

Vài năm qua, nhiều đường dây mua bán hóa đơn VAT hàng nghìn tỷ đồng được các cơ quan công an điều tra, khởi tố. Gần nhất, hồi tháng 1, công an TP HCM cũng triệt phá đường dây mua bán trái phép hóa đơn VAT hơn 1.200 tỷ đồng.

“Tình trạng gian lận, trốn thuế VAT khá phổ biến”, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nêu quan điểm. Ông đề nghị xem lại nguyên nhân là do quy định hay do tổ chức thực thi.

Theo ông, Chính phủ cần có đánh giá để bổ sung điều cấm, chế tài xử lý hành vi vi phạm pháp luật về thuế này nhằm đảm bảo tính khả thi trong thực thi luật.

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cũng cho rằng cần bổ sung quy định chung về hành vi bị cấm, bởi Luật Quản lý thuế 2019 chưa “phủ” hết.

“Vừa rồi thực trạng mua bán hóa đơn lòng vòng, rồi vi phạm thời gian nộp thuế, khai khống hóa đơn, lừa đảo chiếm đoạt thuế. Nhiều hành vi xuất phát từ thuế VAT”, ông Cường dẫn chứng.

Giải trình sau đó, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết dự thảo luật có quy định đối tượng nộp thuế chịu trách nhiệm về hồ sơ, hóa đơn chứng từ. Tuy nhiên, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ban soạn thảo sẽ nghiên cứu thể hiện rõ, cụ thể hơn. “Giai đoạn vừa qua gian lận thuế VAT lớn nên cần quy định chặt và minh bạch để bảo vệ người nộp thuế, cán bộ thuế”, ông Hồ Đức Phớc nói.

Trước đó, báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách QH Lê Quang Mạnh đề nghị Chính phủ cân nhắc bỏ quy định về miễn thuế VAT đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ. Theo quy định hiện hành, hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị từ 1 triệu đồng trở xuống được miễn thuế nhập khẩu và thuế VAT.

Ông Mạnh cho hay, việc miễn thuế VAT đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ dựa trên thực tế là số thuế thu được không đáng kể so với chi phí quản lý thu của cơ quan hải quan và chi phí tuân thủ của người nộp thuế. Trước đây, số lượng hàng hóa có giá trị nhỏ được nhập khẩu không quá nhiều nên tác động tổng thể tới số thu là không đáng kể.

Cũng theo dự thảo luật, Chính phủ đưa mặt hàng phân bón vào diện đánh thuế VAT 5%, thay vì không chịu thuế như hiện nay.

Tuy nhiên, ông Mạnh cho hay, hiện nay với sự bùng nổ của thương mại điện tử xuyên biên giới, xu hướng chung của nhiều quốc gia cho thấy lượng giao dịch hàng hóa có giá trị nhỏ xuyên biên giới đã tăng nhiều lần trong thời gian qua.

Ông Mạnh dẫn chứng số liệu của Tổng công ty cổ phần Bưu chính viễn thông VN: tháng 3.2023, có trung bình khoảng 4 – 5 triệu đơn hàng/ngày từ Trung Quốc về VN, giá trị mỗi đơn hàng từ 100.000 – 300.000 đồng. Theo đó, hằng ngày trung bình có khoảng 45 – 63 triệu USD, một tháng khoảng 1,3 -1,9 tỉ USD giá trị hàng hóa được luân chuyển qua các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki, TikTok…

Vẫn theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách QH, hiện nhiều nước đã bỏ quy định miễn thuế VAT đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ để bảo vệ nguồn thu, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa hàng sản xuất trong nước và nhập khẩu. Từ đó, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ tham khảo xu thế chung để cân nhắc bỏ quy định này, tạo điều kiện mở rộng và bao quát các nguồn thu trong bối cảnh hạn chế về ngân sách hiện nay.

Một đề nghị khác của cơ quan thẩm tra QH là tăng thuế suất thuế VAT theo lộ trình. Chủ nhiệm Lê Quang Mạnh cho hay thuế VAT hiện đang áp dụng 3 mức thuế suất lần lượt là 0%, 5% và 10%. Ủy ban Tài chính – Ngân sách cho rằng mức thuế suất phổ thông 10% hiện thấp so với các nước.

Ông Mạnh dẫn chứng khi thuế suất trung bình tại châu Á là 12%, khu vực Mỹ La tinh là 14%, châu Phi 16%, châu Âu 22%. Còn mức thuế VAT trung bình toàn cầu là 15%. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách cũng cho biết một số nước ASEAN đã tăng thuế VAT như một giải pháp thu ngân sách sau dịch Covid-19.

Giải trình thêm, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng doanh nghiệp đang gặp khó khăn, nên QH đã quyết định giảm mức thuế suất từ 10% xuống 8%. Việc này giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Vì thế, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng mức thuế suất 10% hiện nay là phù hợp.

Cũng trong chiều 23.4, Ủy ban Thường vụ QH đã bế mạc phiên họp 32. Trong phát biểu bế mạc, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ khẳng định sau 4,5 ngày làm việc, phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ QH đã hoàn thành tất cả các nội dung; xem xét, cho ý kiến đối với 19 nội dung và cho ý kiến bằng văn bản đối với 3 báo cáo của Chính phủ.

Bảo Trâm

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều