+
Aa
-
like
comment

Câu hỏi ngớ ngẩn của Việt Tân

sông trà - 13/01/2021 19:04

Trên trang mạng phản động Việt Tân thời gian qua liên tiếp đăng những thông tin công kích những phát ngôn của người đứng đầu Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Mục địch không gì khác ngoài việc làm lung lay niềm tin của quần chúng nhân dân vào những chủ trương, chính sách, mục tiêu mà chúng ta đã và đang đặt ra để thực hiện.

Câu hỏi ngớ ngẩn của Việt Tân.

Chuyện là, trong phiên họp của Tiểu ban Kinh tế – Xã hội Đại hội XIII ngày 28/8/2020 về chủ đề “Chiến lược kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030 và Phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2021-2025”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt ra mục tiêu đến năm 2045, Việt Nam sẽ là nước phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập cao.

Ấy thế là, nhân chuyện mấy ngày qua thời tiết giá rét, băng tuyết ảnh hưởng đến đời sống của người dân, đặc biệt là vùng cao, vùng sâu vùng xa. Các ngòi bút của thế lực thù địch nhắm đến lợi dụng hình ảnh trẻ em vùng cao ăn mặc phong phanh, thiếu áo, thiếu quần, lem luốc ngoài trời trong cái lạnh giá buốt… để công kích phát ngôn của người đứng đầu Chính phủ về mục tiêu tới năm 2045.

Theo đó, các thế lực thù địch đã không bỏ qua cơ hội để xỉa xói rằng: “Các em lấy gì chống chọi với thời tiết khắc nghiệt này khi mà giầy dép không có để mang, quần không đủ mặc?…Hãy nhìn đi những kẻ lãnh đạo đất nước, 46 năm không chiến tranh mà trẻ thơ như thế này sao? Ăn không no, mặc không ấm thì làm sao phát với triển?”

Đúng là câu hỏi khó!

Các thế lực thù địch lợi dụng hình ảnh thiếu thốn của trẻ em vùng cao để xuyên tạc, công kích.

Thực tế, đây không phải là câu hỏi khó, mà là câu hỏi ngớ ngẩn, những lời xàm xí của Việt Tân nói riêng và các thế lực phản động, thù địch nói chung. Bởi vì đó chỉ là phần thiểu số trong quá trình phát triển chung của một đất nước. Điều này chúng ta cũng có thể bắt gặp, nhận thấy ở bất cứ quốc gia nào, chứ không riêng gì Việt Nam.

Không ai phủ nhận thực tế hiện nay, ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều hộ nghèo, khó khăn, thiếu thốn. Trong khi tỉ lệ hộ nghèo của cả nước là 3,75%, tỉ lệ hộ cận nghèo là 4,45% thì miền núi Tây Bắc tỉ lệ hộ nghèo là 20,4%, tỉ lệ hộ cận nghèo là 11,52%; miền núi Đông Bắc và các tỉnh khu vực Tây Nguyên, tỉ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cũng cao hơn nhiều so với cả nước.

Thế nhưng, đó cũng chính là băn khoăn, trăn trở của hệ thống chính trị, toàn xã hội. Trong quá trình phát triển, Việt Nam đã luôn chú trọng đến công tác giảm nghèo, mở rộng liên kết vùng để nhằm phát triển vùng khó khăn, vùng cao, nâng cao dân trí, thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số…. Những chủ trương, chính sách việc làm tích cực đó, tại sao Việt Tân và đám “rận” dân chủ lại cố tính làm ngơ. Chẳng hạn:

Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động, từ năm 2017 đến nay, Ban Thường trực phối hợp với Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu Quốc gia tổ chức Chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo”. Qua gần 04 năm ủng hộ qua Quỹ “Vì người nghèo” 4 cấp và an sinh xã hội với số tiền hơn 16.000 tỷ đồng, trong đó: Quỹ “Vì người nghèo” 4 cấp vận động được hơn 4.000 tỷ đồng; ủng hộ an sinh xã hội hơn 12.000 tỷ đồng.

Các cấp các ngành cũng đang triển khai thực hiện Nghị quyết số 88 ngày 18/11/2019 của Quốc hội “Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” và Quyết định số 1409 ngày 15/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai Nghị quyết.

Ngay Thủ tướng cũng đã nhấn mạnh, cần tiếp tục nghiên cứu, ban hành các nghị quyết, chỉ thị về chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội bền vững đến năm 2030, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo, an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn 2045 vì một Việt Nam không có đói nghèo. Đầu tư hạ tầng kinh tế – xã hội ở các vùng khó khăn, nhất là hạ tầng giao thông kết nối để tạo cơ hội giao thương, việc làm, đầu tư cho giáo dục và dạy nghề. Dân trí, giáo dục, dạy nghề là những bài toán quan trọng để góp phần hoàn thành mục tiêu quan trọng xóa đói giảm nghèo, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số..v..v.

Từ kết quả trên, các hộ nghèo, nhiều hộ khó khăn ở vùng cao đã có thêm điều kiện để từng bước ổn định cuộc sống, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Khơi dậy tinh thần đoàn kết, nhân ái, nhân văn, tình làng, nghĩa xóm ở cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Việt Nam đã và đang hiện thực hóa công tác giảm nghèo, nhằm tạo sự phát triển cân bằng cho các vùng. Dĩ nhiên, trong “một rừng cây sẽ vẫn có cây cao cây thấp”, còn trong sự phát triển ắt sẽ có nơi đi trước nơi đi sau, khó mà đòi hỏi sự cân bằng hài hòa. Chỉ biết rằng, chúng ta đang từng bước hiện thực hóa lời đề nghị của Thủ tướng là “giảm nghèo trong thời gian tới là công việc của cả trí tuệ và trái tim”.

Và những hình ảnh trẻ em vùng cao trong giá rét kia, suy cho cùng chỉ là một chiêu bài để thế lực thù địch lợi dụng, công kích mà thôi.

Mục tiêu khả thi

Ngay từ Hội nghị Trung ương 10, khóa XII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu các Tiểu ban soạn thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng phải có tầm nhìn dài hạn, phải dự báo và đưa ra các mục tiêu phát triển cho chặng đường dài hơi.

Và Đại hội XIII không chỉ hoạch định đường lối phát triển của đất nước trong 5, 10 năm tới mà còn chính là hoạch định đường lối, một tầm nhìn dài rộng hơn đến giữa thế kỷ này. Đặt mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2025 và 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Lần này có khác biệt vì mục tiêu dài hạn được xác định vào những thời điểm, dấu mốc có ý nghĩa lịch sử. Mục tiêu 10 năm cho đến 2030 – Chiến lược phát triển kinh tế xã hội lần thứ tư, ghi dấu mốc là kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tầm nhìn đến 2045 là dấu mốc 100 năm thành lập nước. Như vậy, mục tiêu đã xác định ở Cương lĩnh 2011, lần này chỉ cụ thể hóa và phát triển lên chứ không có gì quá xa.

Cụ thể: Việc xác định mục tiêu như trên được thực hiện theo cách tiếp cận mới: Trình độ phát triển, trình độ công nghiệp và thu nhập phù hợp với cách tiếp cận của thế giới. Theo tính toán của Ngân hàng thế giới (WB), thu nhập bình quân thấp là dưới dước 4.045 USD/USD/người/năm; thu nhập trung bình từ 4.045-12.535 USD/người/năm; thu nhập cao trên 12.535 USD/người/năm. Dự kiến đến 2025, GDP bình quân đầu người khoảng 4.700-5.000 USD.

Như vậy, đến 2025 nước ta vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Dự kiến đến năm 2030, nước ta có thu nhập trung bình cao. Và đến năm 2045 có thu nhập cao là hoàn toàn khả thi.

Khách quan mà nói, nhìn vào quá trình phát triển của các quốc gia khác nhau trong 60 năm qua, có thể thấy, một số quốc gia thành công trong việc duy trì tăng trưởng liên tục để chuyển đổi từ nước có thu nhập thấp lên nước thu nhập cao (Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore), trong khi đó, một số quốc gia khác vẫn nằm trong mức thu nhập trung bình, chưa thể lên mức thu nhập cao (Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines).

Trong khi đó, nhìn lại tổng thể, hẳn ai cũng có thể tự hào khi thấy kinh tế Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ sau nhiều năm đổi mới. Mục tiêu cao là đáng hoan nghênh để có sự cố gắng, đồng lòng vươn lên. Để đạt được những mục tiêu trên, với tinh thần chung về cải cách và đổi mới, đặc biệt là thể chế và chắc chắn chúng ta phải đi theo con đường đó, không còn cách nào khác.

Tức là, phải xử lý dứt điểm những điểm nghẽn về thể chế, làm tốt những cái cũ rồi hãy làm cái mới. Bên cạnh đó, cần có tư duy để giải phóng sản xuất, đồng thời khẩn trương xem xét lại quy hoạch các cấp…

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã rất có lý khi nói: “Muốn đi nhanh, cần phải chọn được con đường đi đúng… Mọi chính sách phải xoay quanh hoặc hướng tới hạnh phúc của người dân, vì người dân vừa là chủ thể vừa là mục tiêu để hướng tới. Không thể một lần nữa lại đứng ngoài hoặc đi sau, đi theo một cuộc chơi mới, sân chơi mới sắp diễn ra”.

Dẫu biết, mục tiêu trước mắt sẽ rất thách thức bởi Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, biến động của tình hình thế giới, thiên tai, dịch bệnh, thị trường xuất khẩu, bài toán tăng năng suất lao động, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo…

Tuy vậy, Việt Nam đã vươn mình từ một nước thu nhập thấp trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình. Và trong tương lai tới, Việt Nam sẽ thịnh vượng hơn, đạt được những mục tiêu đề ra là hoàn toàn khả thi.

Khi đó, những hình ảnh trẻ em ở vùng cao, người dân đồng bào dân tộc thiểu số sẽ không còn thiếu thốn nữa, cái ăn cái mặc đủ đầy hơn, trình độ dân trí cao hơn… Không biết những nhà dân chủ rởm, những thế lực thù địch sẽ “chui” đi đâu cho bớt nhục cái miệng nhỉ?

Sông Trà

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.

Bài mới
Đọc nhiều