+
Aa
-
like
comment

Càng rành luật càng dễ lách

15/07/2019 17:06

Điều đáng lo ngại là trong giới luật sư, ngoài những luật sư có lương tâm, trách nhiệm thì cũng không ít luật sư như kiểu ông Trần Vũ Hải gây ảnh hưởng, thiệt hại đến quyền lợi người dân. Để ngăn chặn được tình trạng tha hóa, lợi dụng “mác” luật sư vi phạm pháp luật. 

Từ khóa “luật sư Trần Vũ Hải” bỗng dưng lại thành đề tài khai thác của bọn “mọi dân chủ”. Liên tiếp những bài viết mang tính chất bênh vực, bảo vệ ông Hải xuất hiện trên các đài ngoại quốc như BBC Tiếng Việt, VOA Tiếng Việt… Vì vậy, với những người không rõ chuyện, hay lập trường tư tưởng không vững, có thể hiểu nhầm tính chất sự việc khi đọc các bài viết này.

Sai phạm của luật sư Trần Vũ Hải là có thật, nhưng các đài ngoại quốc đang đưa tin với những luận điệu xuyên tạc và kích động
Sai phạm của luật sư Trần Vũ Hải là có thật, nhưng các đài ngoại quốc đang đưa tin với những luận điệu xuyên tạc và kích động

Chuyện về luật sư Trần Vũ Hải

Vừa qua, Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định khởi tố luật sư Trần Vũ Hải (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cùng vợ và hai người nữa về tội trốn thuế theo Điều 161 BLHS 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009). Thông tin này khiến nhiều người khá bất ngờ bởi lẽ từ trước đến giờ có rất nhiều người mua bán nhà, đất thực hiện hành vi tương tự bốn bị can nêu trên nhưng hiếm có trường hợp bị truy cứu tội trốn thuế.

Nguồn tin từ cơ quan chức năng của tỉnh Khánh Hòa cho biết, tất cả các quyết định khởi tố, lệnh khám xét chỗ ở và nơi làm việc của hai bị can Trần Vũ Hải và Ngô Tuyết Phương (ở tại Hà Nội) đều đã được Viện KSND tỉnh Khánh Hòa phê chuẩn từ tháng 6/2019.

Cụ thể: Ngày 21/6/2019, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra các quyết định khởi tố bị can đối với ông Trần Vũ Hải và bà Ngô Tuyết Phương về tội trốn thuế. Các quyết định khởi tố hai bị can vừa nêu đều đã được Viện KSND tỉnh Khánh Hòa phê chuẩn vào ngày 24/6. Đến ngày 26/6, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra lệnh khám xét chỗ ở và nơi làm việc của hai bị can Trần Vũ Hải và Ngô Tuyết Phương tại Hà Nội.

Hơn một tháng trước khi khởi tố hai bị can Trần Vũ Hải và Ngô Tuyết Phương, ngày 20/5/2019, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã có quyết định khởi tố vụ án trốn thuế và các quyết định khởi tố một số bị can khác về tội danh như vừa nêu. Vụ án trốn thuế diễn ra có liên quan trong việc mua đất đai tại TP Nha Trang (Khánh Hòa).

Phía cơ quan điều tra cho rằng vợ chồng luật sư Trần Vũ Hải đã ký vào những giấy tờ mua bán nhà đất tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Theo cơ quan này, việc ký vào các giấy tờ này đã đã giúp người bán trốn thuế với số tiền là 276 triệu đồng. Đây là hành vi được coi là giúp sức trốn thuế cho người bán.

Câu chuyện về luật sư Trần Vũ Hải – người làm luật, lại giúp sức cho khách hàng vi phạm luật đặt ra cho chúng ta vấn đề: Luật sư cần hành nghề bằng cái đức, cái tâm của mình, phải hiểu được thiên chức cao quý của nghề, người bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế. Nó minh chứng cho “cái Tâm” luôn luôn đúng, luôn luôn hay vì nó cần cho tất cả những ai muốn sống và làm việc tử tế.

Hơn ai hết, tính chất nghề nghiệp đòi hỏi luật sư phải sống và làm việc theo đúng pháp luật. Thế nhưng thực tế đó cho thấy không hẳn vậy. Không ít luật sư vi phạm pháp luật hình sự để rồi bị khởi tố, kết án. Không chỉ riêng bản thân họ phải gánh chịu các chế tài nặng nề mà giới luật sư ít nhiều cũng bị ảnh hưởng.

Càng “thông” luật càng “rành” đường để vi phạm

Xã hội chúng ta đang có nhu cầu rất lớn về nghề luật sư và xã hội luôn dành nhiều tình cảm, tôn trọng nghề luật sư,. Nhưng, điều đó không có nghĩa là chúng ta dễ dãi trong việc cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư. Nếu công nhận tràn lan thì chất lượng của luật sư sẽ không đảm bảo.

Đang có nhiều trường hợp những người càng “tinh thông luật pháp” càng dễ vi phạm pháp luật
Đang có nhiều trường hợp những người càng “tinh thông luật pháp” càng dễ vi phạm pháp luật

Hiện nay Việt Nam có khoảng 14.000 luật sư đang hành nghề 63 tỉnh thành, tập trung đông nhất là ở TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đối với các luật sư, họ phải là người tôn trọng Hiến pháp và pháp luật, làm việc bằng lương tâm của người bảo vệ công lý. Cần nâng cao trách nhiệm của mình đối với các VPLS để bảo vệ thanh danh chung của nghề. Chứ bản thân luật sư lại có nhiều cái sai trái thì không thể chấp nhận được.

Liên quan đến câu chuyện của luật sư Trần Vũ Hải, một vị luật sư thuộc Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh phân tích: “Trong mua bán nhà, đất, hành vi khai sai làm giảm số tiền thuế phải nộp, nếu bị phát hiện thì thường được xác định là hành vi vi phạm hành chính. Theo Nghị định 129/2013 và Thông tư 166/2013 của Bộ Tài chính thì hành vi trốn thuế, gian lận thuế này bị phạt 1-3 lần số tiền trốn thuế, gian lận thuế (đối với tổ chức) và sẽ là 1/2 của mức phạt trên (đối với cá nhân)”.

Nhiều công chứng viên của các tổ chức hành nghề công chứng tại TP Hồ Chí Minh có chung nhận định: “Hầu hết khi mua bán nhà, đất thì bên bán luôn muốn né thuế và họ thường thỏa thuận với bên mua ghi giá chuyển nhượng ở mức thấp vừa đủ để họ nộp thuế thu nhập cá nhân theo giá của Nhà nước. Bên mua cũng thường chiều lòng bên bán ghi thấp vì ghi giá nào thì bên mua cũng chỉ nộp lệ phí trước bạ 0,5% theo giá Nhà nước”.

Điều đáng lo ngại là trong giới luật sư, ngoài những luật sư có lương tâm, trách nhiệm thì cũng không ít luật sư như kiểu ông Trần Vũ Hải gây ảnh hưởng, thiệt hại đến quyền lợi người dân. Để ngăn chặn được tình trạng tha hóa, lợi dụng “mác” luật sư vi phạm pháp luật.

Thật ra, chuyện vi phạm đạo đức nghề nghiệp như ông Hải không phải là cá biệt, là mới gì, nhất là trong bối cảnh thời buổi kinh tế thị trường, tác động nhiều đến chủ nghĩa cá nhân, sự vị kỷ, thực dụng lên ngôi.

Trước đây, từng xảy ra những câu chuyện tương tự như : Luật sư Lê Trần Luật lại liên tục thực hiện một loạt hành vi sai phạm, từ sử dụng giấy tờ giả, không báo cáo hoạt động theo luật định, trốn thuế đến chiếm đoạt tiền của thân chủ…

Hay như, luật sư Võ An Đôn bị tước thẻ luật sư vì “lợi dụng quyền tự do ngôn luận, có nhiều bài viết, phát ngôn, trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài mang tính bịa đặt, nói xấu luật sư, các cơ quan tố tụng, Đảng, Nhà nước Việt Nam nhằm mục đích kích động, tuyên truyền, xuyên tạc, không đúng sự thật, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước, các cơ quan tiến hành tố tụng và luật sư Việt Nam”.

Rồi, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh ra quyết định kỷ luật bằng hình thức xóa tên luật sư Phạm Công Út khỏi danh sách Đoàn Luật sư TP. Song song, Ban Thường Vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng cho rằng ông Út vi phạm quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam. Do luật sư Út ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng nhận ngay 1 tỉ đồng và sẽ nhận 30% giá trị tài sản thu hồi được nhưng không có khả năng thực hiện hợp đồng, không hoàn trả tiền cho khách hàng..v..v.

Đó là chưa kể còn rất nhiều học giả “tinh thông luật pháp”, giới tri thức khác hiểu biết nhưng lại tự cho mình cái quyền vi phạm, tự bán rẻ tương lai, sự nghiệp cho các tổ chức phản động, lưu vong ở nước ngoài, đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc.

Lẽ ra, với tư cách là luật sư, am hiểu luật, những người như ông Trần Vũ Hải càng phải ý thức rõ hơn về trách nhiệm tuân thủ pháp luật, góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chứ không thể ngang nhiên phạm luật, không thể tự cho mình, ỉ mình “thông” mọi ngõ ngách của pháp luật, thấy được những lỗ hổng của pháp luật, cơ chế mà “lần mò” vi phạm.

Đó là điều không thể chấp nhận ở những người thực hiện sứ mệnh cao cả trên trận tuyến bảo vệ công lý.

(Theo Bút Danh)

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều