+
Aa
-
like
comment

Cần làm rõ bản chất hoạt động của Địa ốc Alibaba và ngăn chặn “dự án ma”

25/09/2019 16:36

Mô hình kinh doanh của Alibaba khá lạ lùng. Đó là không cần “thân thiện” với chính quyền địa phương, đối đầu với truyền thông chính thống và sẵn sàng “mua lại hợp đồng” với mức lãi suất rất cao. Từ đó, chúng ta cần thấy rõ bản chất hoạt động của địa ốc Alibaba.

Bản chất hoạt động “dự án ma” của Địa ốc Alibaba

Trước đó, vào cuối năm 2017, Alibaba bị chính quyền TP HCM và Đồng Nai cảnh báo, công an điều tra và báo chí cũng đã phanh phui về việc công ty này bán các “dự án ma” cho khách hàng.Tưởng chừng trước những sóng gió khó vượt qua đó, địa ốc Alibaba sẽ dừng hoạt động, thế nhưng công ty này vẫn tiếp vươn lên mạnh mẽ.

Năm 2016 số vốn điều lệ của công ty này tăng lên từ 1 tỉ đồng lên 1.600 tỉ đồng vào thời điểm điều tra cuối năm 2017. Theo thông báo trên website công ty thì vốn điều lệ hiện đã tăng tới 5.600 tỉ đồng, một con số lớn hơn rất nhiều so với nhiều “đại gia” trong ngành địa ốc ở Việt Nam. Cũng trong mốc thời gian này, nhân sự công ty tăng từ 5 người, lên 1.500 và hiện nay là 2.600 người. Cũng theo thông báo từ website công ty thì hiện nay Alibaba có tới 47 dự án với 20.000 sản phẩm.

Cảnh sát đã bao vây, phong tỏa xung quanh trụ sở Công ty cổ phần địa ốc Alibaba tại quận Thủ Đức.
Cảnh sát đã bao vây, phong tỏa xung quanh trụ sở Công ty cổ phần địa ốc Alibaba tại quận Thủ Đức.

Những con số trên cho thấy công ty này đã không ngừng phát triển và trở thành một trong những công ty bất động sản lớn nhất Việt Nam hiện nay dù đã trải qua rất nhiều sóng gió. Vậy bí mật sau sức sống mãnh liệt của Alibaba là gì?

Bí quyết đầu tiên để Alibaba thành công trong việc lôi kéo khách hàng là việc bán đất với giá rẻ hơn rất nhiều so với thị trường. Vào cuối năm 2017, Alibaba rao bán dự án ảo Khu đô thị Tây Bắc Củ Chi với mức giá chỉ 5,5 triệu đồng/m2. Mức giá này chỉ bằng 50% so với thị trường tại thời điểm đó. Hiện nay, Alibaba cũng đang rao bán một loạt dự án ở Đồng Nai như ở Nhơn Trạch, Xuân Lộc hay ở Vũng Tàu như Phú Mỹ, Tân Thành… với mức giá cũng chỉ từ 2-6 triệu đồng/m2, bằng 30-60% so với giá thị trường của các dự án khác.

Với mức giá thấp đó và cam kết “sổ đỏ thổ cư”, Alibaba đã dễ dàng thu hút được hàng nghìn khách hàng tham gia mua dự án. Mới đây nhất, dù trong cơn bão khủng hoảng liên quan đến việc nhân viên công ty chống người cưỡng chế và bị bắt, nhưng Alibaba vẫn mở bán dự án Ali Aqua Nhơn Trạch và Alibaba Thắng Hải Newtimes City. Theo thông báo từ phía công ty, đã có gần 1.000 nền được đặt thành công trong đợt mở bán 16/06/2019 vừa qua.

Thực tế cho thấy, dường như chiến lược này đã phát huy hiệu quả. Kể từ thời điểm bị điều tra cuối năm 2017 đến nay, Alibaba vẫn không ngừng lớn mạnh và nổi tiếng cùng với các vụ scandal. Số dự án của công ty công bố từ 17 đã tăng lên 47, nhân sự từ 1.500 đã tăng lên 2.600 người, vốn điều lệ từ 1.600 tỉ đã tăng lên 5.600 tỉ đồng. Hiện nay, Alibaba đã có mặt ở khắp nơi và có hàng nghìn khách hàng “ruột” và đã chào bán được hàng chục nghìn sản phẩm.

Cần ngăn chặn nhiều dự án ma manh nha của Alibaba

Trong thực tế, những “dự án ma” kiểu phân lô bán nền trên khắp cả nước không ít. Chẳng hạn, ngay cả dự án lớn như Thanh Hà – Cenco5 ở Hà Nội, tình trạng lừa đảo vẫn diễn ra như thường.

Hoặc trường hợp của cựu Đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga bị kết án tù chung thân về tội lừa đảo cũng khá điển hình. Bà Nga liên kết với một doanh nghiệp đang có đất làm dự án làm khu tái định cư ở Cầu Diễn, Hà Nội. Tuy nhiên, dù dự án chưa được cấp phép xây dựng, bà Nga đã phân lô, bán nền. Hậu quả, hơn 700 nạn nhân bị lừa gần 400 tỉ đồng.

Điều cần nói là, những vụ án kiểu phân lô bán nền dù dự án chưa được phê duyệt kiểu này không hề ít. Nguyên nhân thì có nhiều, người viết chỉ muốn đề cập đến một số nội dung chính.

Chiều 21-9, ông Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP Đất xanh Bắc Miền Trung (trụ sở đóng ở phường An Đông, TP Huế) với số tiền 120 triệu đồng do vi phạm quảng cáo sai sự thật được quy định tại Điểm a, Khoản 5, Điều 51 của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20-3-2017 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao du lịch và quảng cáo.

Cụ thể, Công ty CP Đất xanh Bắc Miền Trung đã quảng cáo mô hình phối cảnh toàn bộ dự án Eco Lake ở phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy (tỉnh Thừa Thiên Huế) trên trang thông tin điện tử của Công ty; làm hợp đồng quảng cáo với các báo mạng khác với nội dung đồ án phân thửa cũng như mô hình xây dựng của dự án Eco Lake thể hiện rõ phần đất tiếp giáp với đường tránh Huế có kết nối đường giao thông trực tiếp nối thẳng ra tuyến đường này là không đúng với thực tế.

Chủ đầu tư dự án “chui” Eco Lake đã bán trót lọt 71 lô đất nói trên với giá khoảng hơn 400 triệu đồng/lô nhưng người mua không hề hay biết những lô đất này lại nằm trên đất quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Hơn 1 năm mua đất tại dự án, nhiều người dân không được cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất sau nhiều lời hứa hẹn của chủ dự án nên đã gửi đơn khiếu nại Công ty CP Đất xanh Bắc Miền Trung đến UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và các cơ quan chức năng.

Địa ốc Alibaba giới thiệu dự án “ma”, chính quyền Bình Thuận tức tốc ngăn chặn
Địa ốc Alibaba giới thiệu dự án “ma”, chính quyền Bình Thuận tức tốc ngăn chặn

Thời gian vừa qua, dự án Golden Lake Hòa Lạc được giới thiệu rao bán trên nhiều trang mua – bán bất động sản như Alonhadat.com.vn, batdongsan.com.vn, ancu.me…

Golden Lake Hòa Lạc được giới thiệu là dự án biệt thự, liền kề, nhà phố, đất nền Sơn Tây đang được tập kết quy hoạch thành khu dân cư. Tổng diện tích của dự án 8ha, giai đoạn thứ nhất gồm 100 lô đất nền và giai đoạn thứ 2 là 50 lô biệt thự. Vị trí nằm tại xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Cổng Vàng. Hấp dẫn hơn, tại dự án này, các lô đất được giới thiệu là có diện tích 70-150m2/lô, giá 9,5-18,5 triệu đồng/m2, có cơ hội sinh lời cao.

Những dự án địa ốc của Cty Alibaba đang khiến hàng trăm, hàng nghìn người dân có khả năng mất nhiều tiền tỉ bởi hàng chục dự án ở nhiều tỉnh được ông chủ của Alibaba “vẽ” ra.

UBND các tỉnh, thành phố cần có biện pháp ngăn chặn và xử lý nghiêm đối với các chủ đầu tư dự án bất động sản có hành vi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, phân lô bán nền trái quy định pháp luật. Tổ chức, cá nhân đưa thông tin về quy hoạch, thông tin về dự án và giá bất động sản sai sự thật để trục lợi.

Để dẹp được các dự án “ma” của Alibaba, điều cần làm là phải xử lý đồng thời đối với các cá nhân có trách nhiệm trong bộ máy công quyền, cũng như các tổ chức, cá nhân và chủ đất cố tình vi phạm.

Phạm Minh Hà

Bài mới
Đọc nhiều