+
Aa
-
like
comment

Cận cảnh xác tàu HQ 605 và những chiến sĩ sống sót cuối cùng trong trận hải chiến Gạc Ma 1988

14/03/2021 17:43

HQ 605 bị Trung Quốc bắn chìm tại Len Đao, HQ 604 chìm tại Gạc Ma, HQ 505 cố gắng dùng hết tốc lực về Cô Lin ủi bãi, trở thành “pháo đài thép” cắm mốc chủ quyền trên Biển Đông.

Tàu cứu hộ Đại Lãnh viếng thăm Đại tá Vũ Huy Lễ và 11 chiến sĩ trên boong tàu HQ 505. Họ là những người may mắn sống sót trong trận hải chiến với Trung Quốc.
Sau khi bị quân địch bắn thủng mạn tàu, Đại tá Vũ Huy Lê đã quyết định dùng hết tốc lực chạy bằng được tàu về Cô Lin. HQ 505 nhanh chóng trở thành công sự, đánh dấu chủ quyền Việt Nam tại đảo.
Đội ngũ thợ lặn, hải quân, thuyền viên trước giờ lặn biển, khám tàu HQ 605 và trục vớt thi thể của các chiến sĩ tử nạn trong trận hải chiến.
Tàu HQ 605 bị bắn chìm tại Len Đao ở độ sâu 31 mét, chìm nghiêng 90 độ, trên mạn phải tàu có hai lỗ đạn pháo to bằng cả thân người.
Thợ lặn Tôn chịu trách nhiệm giữ dây lặn, Thuỷ bơi quanh thân tàu rà vết pháo, chỉ huy Nguyễn Trọng Tâm ghi hình nối với đường tín hiệu truyền lên trên boong tàu. Trong ảnh, cả 3 đang khám vết pháo do địch bắn. Cuộc tìm kiếm kết thúc sau hơn 3 giờ đồng hồ, không tìm thấy bất kì hài cốt nào còn xót lại trong cabin tàu.
Suốt quá trình công tác, tàu tên lửa của Trung Quốc luôn đứng cạnh, chĩa nóng pháo để thị uy. Bức ảnh được chụp từ tàu Đại Lạnh, trong những lần giáp mặt trực tiếp với “tử thần”.
“Lấy danh nghĩa tìm kiếm vết xác tàu HQ 605. Nhưng khi ấy Đại Lãnh và ở lại suốt 23 ngày là vì còn nhiệm vụ lớn hơn, thay thế tàu bị bắn chìm, đồng đội đã mất để tiếp tục giữ đảo” – thợ lặn Nguyễn Trọng Tâm chia sẻ.
Bức ảnh chụp tàu Đại Lãnh từ xuồng cứu sinh. Khi ấy, Đại Lãnh chỉ là một tàu cứu hộ, đạn pháo không, vũ khí không, tổng quân số 45 người nhưng hơn một nửa là thuyền viên, thợ lặn, chưa từng tham chiến. Thế nhưng, tất cả đều đồng ý ở lại Len Đao để tiếp tục làm nhiệm vụ.
12 chiến sĩ từ chối rời khỏi xác tàu HQ 505 và tàu xác tàu về đất liền và xung phong ở lại giữ tàu, giữ đảo.
Ngày thứ 23, tàu Mỹ Á trực tiếp ra quần đảo Sinh Tồn để đưa các thợ lặn về đất liền. Bức ảnh được chụp trong chuyến viên thăm của đoàn nhà báo trên đảo Trường Sa lớn.
Sau trận hải chiến Gạc Ma 1988, thợ lặn Nguyễn Trọng Tâm tiếp tục nhận nhiệm vụ xây dựng công trình nhà giàn cao cẳng tại Trường Sa, Ba Kè, Tư Chính, Phúc Nguyên… trong suốt 30 năm, kể cả khi đã về hưu. “Tôi là một người thường may mắn khi được chứng kiến toàn bộ gian lao, hiểm nguy và cả sự dũng cảm vô song của bộ đội Việt Nam để bảo vệ toàn vẹn biển đảo” – thợ lặn Nguyễn Trọng Tâm chia sẻ.
Thợ lặn Nguyễn Trọng Tâm hiện nay đã 71 tuổi. Ông là một trong số ít thợ lặn (chỉ đếm trên đầu ngón tay) có thể lặn quá giới hạn (39,5m nước) trên công trường cầu Thăng Long của thập niên 1970. Sau này, ông tiếp tục giữ chức vụ hiệu trưởng trường đào tạo công nhân lặn, trục vớt xác tàu gặp nạn trên biển… trước khi về hưu. Hằng năm, đến ngày 14/3, một niềm tự hào lẫn nuối tiếc trong mắt người thợ lặn, vì đã không thể đưa được đồng đội, anh em trở về đất liền trong trận hải chiến anh hùng tại Gạc Ma năm đó.

Minh Ngọc

Bài mới
Đọc nhiều