+
Aa
-
like
comment

Căn bệnh ung thư tuyến giáp mà Hoài Linh mắc nguy hiểm cỡ nào?

25/05/2021 22:15

Ung thư tuyến giáp là căn bệnh thường gặp và hoàn toàn có thể chữa khỏi vì đây là bệnh ung thư có tiên lượng khá tốt, nếu người bệnh phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Để phát hiện bệnh sớm nhất có thể, chúng ta cần nắm được bệnh có những dấu hiệu điển hình nào?

Ung thư tuyến giáp
Ảnh minh họa

Theo Globocan, ung thư tuyến giáp xếp thứ 9 trong các loại ung thư ở nữ với hơn 160000 ca mắc mới mỗi năm, nam giới với gần 50000 ca mỗi năm đứng thứ 20.

1. Ung thư tuyến giáp là gì?

Ung thư tuyến giáp là bệnh xảy ra khi có sự bất thường trong sự phát triển của các tế bào tuyến giáp, là sự xuất hiện của các tế bào ung thư tạo thành khối u ác tính ở vùng tuyến giáp.

Ung thư tuyến giáp có 4 dạng: Ung thư nhú, ung thư nang, thể tủy và ung thư không biệt hóa. Trong đó, ung thư không biệt hóa là loại nguy hiểm nhất và khó điều trị nhất, ung thư nhú chiếm tỉ lệ cao nhất và tiên lượng tốt nhất.

Một điều may mắn hơn cả đó là có tỷ lệ chữa khỏi căn bệnh này nếu được phát hiện sớm có thể lên tới 90%. Đây được cho là bệnh có tỉ lệ chữa khỏi cao nhất trong các loại ung thư khác nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

2. Nguyên nhân ung thư tuyến giáp

Hiện tại, vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Tuy nhiên, cần chú ý đến một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp như:

Rối loạn hệ miễn dịch: Là nguyên nhân đầu tiên, khi hệ miễn dịch bị rối loạn, chức năng sinh sản sinh ra các kháng thể có tác dụng chống lại sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn bị suy giảm. Điều này tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn, virus tấn công cơ thể, trong đó có tuyến giáp bị xâm hại, gây ung thư tuyến giáp.

Nhiễm phóng xạ: Cơ thể người có thể bị nhiễm phóng xạ qua đường tiêu hóa, qua đường hô hấp gây ảnh hưởng đến tuyến giáp.

Yếu tố di truyền: Thực tế cho thấy khoảng 70% bệnh nhân ung thư tuyến giáp có gia đình có bố mẹ, hoặc người thân mắc bệnh.

Yếu tố tuổi tác, thay đổi hoóc-môn: Ở độ tuổi 30- 50, ở phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2-4 lần so với nam giới. Nguyên nhân nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn là do yếu tố hoóc-môn ở phụ nữ kích thích quá trình hình thành bướu ở tuyến giáp, hạch tuyến giáp. Theo thời gian, các bướu này có thể phát triển thành ung thư.

Mắc bệnh tuyến giáp: Người bị bệnh bướu tuyến giáp, viêm tuyến giáp, bệnh basedow hoặc hoóc-môn tuyến giáp bị suy giảm sẽ có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn những người khác.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Bệnh nhân mắc các bệnh về tuyến giáp sẽ được bác sĩ chỉ định uống i ốt phóng xạ, chính đây là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp.

Các yếu tố nguy cơ khác: Thiếu i ốt, uống rượu thường xuyên, hút thuốc lá, thừa cân, béo phì…

2. Dấu hiệu bệnh ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp giai đoạn sớm thường không có triệu chứng, thường được tình cờ phát hiện khi khám sức khỏe tổng quát.

Các triệu chứng của ung thư tuyến giáp muộn hơn với biểu hiện là:

– Khối u trước cổ di động theo nhịp nuốt.

– Khàn tiếng, khó thở.

– Nổi hạch cổ.

Khi nhận thấy những bất thường ở cơ thể, chúng ta cần đi khám ngay, khám tổng quát cũng như khám chuyên khoa để phát hiện bệnh sớm nhất có thể. Các bác sĩ khuyến cáo, chúng ta nên đi khám sức khỏe định kỳ 1 năm 1 lần để hiểu rõ tình trạng sức khỏe của mình, cũng như có hướng tầm soát điều trị bệnh sớm. Đối với ung thư tuyến giáp, chúng ta cần thực hiện các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng như siêu âm tuyến giáp, xét nghiệm chẩn đoán tế bào học để phát hiện ung thư tuyến giáp.

Ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào bản chất nhìn nhận của mỗi người đặc biệt điều ảnh hưởng nhiều đến mức độ nguy hiểm của bệnh chính là thời gian mà chúng ta có thể phát hiện được bệnh. Nếu phát hiện sớm thì bệnh không nguy hiểm vì tỉ lệ điều trị khỏi bệnh là rất cao và ngược lại nếu như bệnh phát hiện muộn thì việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Chiều tối nay, 25/5, đại diện của NSƯT Hoài Linh lần đầu công khai bệnh án của nam nghệ sĩ cho phóng viên. Theo người đại diện, ngày 22/9/2020 sau khi phát hiện bất thường ở tuyến giáp, Hoài Linh được người thân đưa vào Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM thăm khám. Tại đây, nam danh hài được bác sĩ Nguyên Xuân Cảnh – Khoa Y học hạt nhân chỉ định siêu âm tuyến giáp để chẩn đoán u ác của tuyến giáp. Theo kết quả mà bệnh viện này cung cấp cho thấy, Hoài Linh được chẩn đoán hạch cổ phải theo dõi thứ phát và phù nề phần mềm tại vị trí tuyến giáp.

Tiếp đó, ngày 24/9, các bác sĩ làm xét nghiệm mô bệnh học của Hoài Linh, kết quả cho thấy, hạch cổ nhóm II của Hoài Linh bị di căn 3 hạch cổ trên 5 hạch, trong khi hạch cổ nhóm VI di căn 2 hạch trên 2 hạch. Sau đó, các bác sĩ Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM yêu cầu theo dõi ung thư giáp thuỳ phải di căn hạch cổ phải và chỉ định mổ cắt toàn bộ tuyến giáp.

Ngày 15/10/2020, danh hài Hoài Linh được phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp đồng thời nạo hạch cổ phải tuyến 2-3-4-5-6. Sau phẫu thuật sức khoẻ Hoài Linh ổn định. Hoài Linh cho biết, sau phẫu thuật đến ngày 19/10 anh thực hiện xạ trị lần 1 và phải nằm điều trị, nghỉ ngơi 2 tuần. Đến ngày 13/4/2021 trước khi định thực hiện một chuyến từ thiện, Hoài Linh vào thuốc lần 2 và cũng phải điều trị 2 tuần.

Sơn Ca (Th)

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều