+
Aa
-
like
comment

Campuchia ‘có thể’ tăng hơn 800 ca COVID-19 trong 1 ngày 29-4

29/04/2021 10:59

Hôm nay ngày 24/12, TAND TP Hà Nội đưa 17 bị cáo vụ “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2 ra xét xử theo trình tự sơ thẩm. Trong vụ án này, ông Trần Tùng, cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên bị đưa ra xét xử về 2 tội: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Bị cáo Trần Tùng trả lời thẩm vấn tại tòa.

Tại phiên tòa xét xử vụ “chuyến bay giải cứu giai đoạn 2”, cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Thái Nguyên Trần Tùng khai rằng, bị cáo coi việc đưa người về cách ly Covid-19 là cơ hội kiếm tiền.

Theo cáo buộc, thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc tiếp nhận công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước bằng hình thức tự trả phí cách ly y tế tại khách sạn, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành các kế hoạch đảm bảo y tế phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.

Theo đó, UBND tỉnh Thái Nguyên giao Sở Ngoại vụ là đầu mối tổng hợp danh sách, hồ sơ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cho người nước ngoài nhập cảnh và thẩm định kế hoạch đón người của các đơn vị.

Tại Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên, ông Trần Tùng khi đó là phó giám đốc được giao thực hiện nhiệm vụ này. Ông Trần Tùng bị cáo buộc đã nhận hối lộ 3 lần, tổng số hơn 4,4 tỷ đồng của ông Lê Văn Nghĩa, Giám đốc Công ty Nhật Minh.

Ngoài ra, ông Trần Tùng còn lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ làm trái công vụ để tham mưu, đề xuất UBND tỉnh Thái Nguyên trong việc thực hiện 7 chuyến bay của bà Bùi Thị Kim Phụng (đại diện Công ty Fujitravell, Nhật Bản), hưởng lợi số tiền hơn 3,2 tỷ đồng.

Trả lời thẩm vấn tại tòa, bị cáo Trần Tùng thừa nhận những lần cầm tiền và cho rằng, khi đó bị cáo không nhận thức được việc cầm tiền là sai. “Tổ chức cho công dân ở nước ngoài về cách ly tại Thái Nguyên, bị cáo thấy đây là cơ hội để kiếm tiền”, bị cáo Trần Tùng khai tại tòa.

Ông Trần Tùng cũng thừa nhận rằng, trước khi thực hiện các công việc tổ chức cho công dân ở nước ngoài về Thái Nguyên cách ly, bị cáo có đi khảo giá các đơn vị khác, trên cơ sở đó tính toán để đưa ra con số, sao cho có thể kiếm lời. Vì vậy, bị cáo đã đưa ra con số để sau khi trừ đi các chi phí, dôi ra số tiền để có thể “nhét túi”.

Bị cáo Trần Tùng thừa nhận việc được bị cáo Trần Thị Quyên (Giám đốc Công ty Sen vàng Đất Việt) chuyển cho số tiền hơn 2 tỷ đồng; được bà Phụng đưa cho hơn 3 tỷ đồng.

Trước câu hỏi của HĐXX về việc bị cáo có can thiệp hay tác động gì để Công ty Én Việt được tổ chức các chuyến bay, cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên thừa nhận có ký công văn gửi Cục Lãnh sự đề nghị cho phép Công ty Én Việt thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ Nhật Bản về cách ly tại Thái Nguyên.

Liên quan đến vụ án, bà Trần Thị Quyên (Giám đốc Công ty Sen Vàng Đất Việt) bị cáo buộc giúp sức cho ông Trần Tùng nhận hối lộ 3 lần tổng số 4,4 tỷ đồng của ông Lê Văn Nghĩa. Bà Quyên được hưởng lợi số tiền 300 triệu đồng.

Tại phiên tòa, bị cáo Quyên thừa nhận việc cầm tiền theo chỉ đạo của ông Trần Tùng, nhưng không thỏa thuận chuyện tiền nong. Theo lời khai của bà Quyên, sau khi nhận tiền từ ông Nghĩa, bà Quyên sử dụng chi phí cách ly, số còn lại chuyển cho ông Trần Tùng.

Bà Quyên khai được hưởng 300 triệu đồng, do ông Tùng trả. Còn một khoản 300 triệu đồng định chi cho các anh em làm công tác thực hiện việc cách ly nhưng chưa chi và bị cáo đã nộp lại số tiền trên.

Bích Ngân 

Bài mới
Đọc nhiều