Cái giá phải trả của “nữ chúa” Phạm Đoan Trang
Thời gian gần đây, làng dân chủ nhốn nháo trước thông tin Phạm Đoan Trang đã bị khởi tố, bắt giam để điều tra về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 115 Bộ luật hình sự. “VOA Tiếng Việt”, “Phạm Thanh Nghiên”, “Nguyễn Tấn Thành” cũng không bỏ qua sự việc này để nhào nặn ra bài viết cho rằng chính quyền “gấp rút bắt Phạm Đoan Trang sau Đối thoại Nhân quyền, là hành vi vi phạm phát luật”.
Phạm Đoan Trang đã từng là một trong những học sinh tài năng của trường chuyên Asterdam và của trường Đại học Ngoại thương. Đáng tiếc, người được đào tạo bài bản, có trình độ như Phạm Đoan Trang lại sớm mất đi bản lĩnh chính trị, rơi vào vòng xoáy tiền bạc, vật chất, trở thành tay sai cho các tổ chức phản động, để rồi đánh mất đi giá trị bản thân. Phạm Đoan Trang từng có 9 năm kinh nghiệm làm nghề báo, kinh qua vị trí phóng viên của nhiều tòa soạn lớn như Tuổi trẻ, VnExpress, Pháp luật,…, đặc biệt lại tập trung ở mảng chính luận nên khả năng viết sách, tài liệu tốt cũng là điều dễ hiểu.
Hơn nữa, Phạm Đoan Trang là một trong những người sáng lập và duy trì hoạt động của “Nhà xuất bản tự do” – một tổ chức dân sự trá hình, hoạt động “chui”, chuyên xuất bản, in ấn các ấn phẩm có nội dung chống chính quyền. Nguy hiểm hơn, đối tượng này còn trực tiếp thành lập và tham gia điều hành nhiều hội, nhóm bất hợp pháp như: “Mạng lưới blogger Việt Nam”, “Green Trees”, “Nhật ký yêu nước”, “Câu lạc bộ Phan Chu Trinh, “Luật khoa tạp chí”, “Phamdoantrang.com”, “The Vietnamese”. Trên đó viết, phát tán nhiều bài viết, cuốn sách có nội dung bôi nhọ thể chế, xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, kích động lật đổ chế độ và chứa đựng cả “sự đổ máu vô ích” trong một đất nước bình yên và phát triển như: “Cẩm nang truyền thông”, Từ Facebook xuống đường”, “Chính trị bình dân”, “Toàn cảnh thảm họa môi trường Formosa ở Việt Nam”, “Phản kháng phi bạo lực”, “Cẩm nang nuôi tù”… Chỉ có điều những cuốn sách do Trang viết lại chứa vô số nội dung xuyên tạc, “mị dân” để chống phá chính quyền.
Chưa dừng lại ở đó, Phạm Đoan Trang còn sử dụng tài năng ngoại ngữ của mình để viết nên bản báo cáo xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam dưới hình thức song ngữ Việt-Anh. Mục đích của bản Tiếng Anh chính là phục vụ cho ý đồ dễ lôi kéo các tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng, bênh vực cho hành vi sai trái của mình. Tuy nhiên, một kẻ cố tình không tuân thủ pháp luật của quốc gia mình đang sinh sống, ngang nhiên chống phá chính quyền, kêu gọi lật đổ chế độ hiện tại như Phạm Đoan Trang thì không đáng để các tổ chức quốc tế lên tiếng.
Đạo đức suy đồi, tư tưởng hận thù đất nước, dân tộc, lại cộng thêm việc luôn tự cho mình là giỏi, tự cho mình có khả năng tham gia vào diễn đàn chính trị của đất nước nên Phạm Đoan Trang rất tích cực hoạt động trong Hội Anh em dân chủ do Nguyễn Văn Đài cầm đầu. Rồi phối hợp tích cực với Phạm Chí Dũng, Tạ Phong Tần, Nguyễn Văn Hải,… để cùng thực hiện âm mưu chống phá. Cũng không có gì lạ khi Trang cũng là thành viên cốt cán của tổ chức “VOICE” (một tổ chức ngoại vi của tổ chức khủng bố “Việt tân”). Không ít lần kích động, tham gia các cuộc biểu tình do “Hội cờ vàng” tổ chức, tụ tập gây rối an ninh, trật tự chống phá Nhà nước, kêu gọi nước ngoài can thiệp gây sức ép lên Chính phủ Việt Nam để thực hiện những mưu đồ chính trị đen tối.
Phạm vi hoạt động bành trướng như trên nên Phạm Đoan Trang nhanh chóng nổi lên trong “làng dân chủ” như một “idol” để các đối tượng chống phá khác tung hô. Chính “lực hút hắc ám” này đã lôi kéo người dân chân chính trở thành đồng bọn cùng hội cùng thuyền với cô ta, chống phá chính quyền gay gắt, gây ra nguy hiểm cho xã hội và có không ít người đã rơi vào vòng lao lý. Với những hành vi như trên, nếu không bị trừng trị thì còn gì gọi là tính nghiêm minh, tính răn đe của pháp luật nữa?
Đặng Trường