Cái bắt tay đem lại thịnh vượng hay đẩy nhân loại vào cuộc chiến đẫm máu?
Quan sát cái bắt tay mới đây nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nhật, Cánh Cò nhận thấy, ông Tập đứng bên phải, ánh mắt híp của ông Tập nhìn liếc ngang, môi thâm, mắm lại, mặt hầm hầm, lộ vẻ bực tức, lỳ lợm quyết liệt vì “đã bị ăn mấy phát đấm” trước đó và giờ cố tình tạo thế khó cho ông Trump, cùng với việc đẩy cánh tay ra xa, hẳn ông Tập muốn nói: “Tao mới là người làm chủ cuộc đàm phán, châu Á không phải của Mỹ, đi chỗ khác chơi”. Đứng bên trái đáp lại, ánh mắt của ông Trump nhìn thẳng, cùng với vai đè lên và mặt dí sát vào mặt ông Tập, tạo nên cảm giác vừa dụ dỗ vừa thách đấu “tao còn nhiều trò chơi lắm”. Cái mu bàn tay của Trump úp phía trên bẻ ngửa bàn tay ông Tập, muốn chứng tỏ “tao đang kèo trên” kèm theo vẻ mặt như 1 con chim ưng đang muốn trêu ngươi, sẵn sàng bẻ cổ, xẻ thịt 1 con cọp giấy.
Theo Cánh Cò thì trong bắt tay, lợi thế nghiêng về phía người đứng bên phải bức ảnh (hẳn là ông Abe giành chút tôn trọng khi xếp ông Tập đứng chỗ của nước chủ nhà), còn người đứng bên trái để thực hiện cái bắt tay đó phải đứng nghiêng người. Biết bị đứng vào thế khó, ông Trump đã đáp trả bằng việc dùng vai to lớn tỳ đè vào ông Tập, mặt chủ động dí sát, miệng khép nhẹ chứ không mắm môi, hầm hầm như ông Tập.
Liệu cái bắt tay này sẽ mang đến hòa bình và thịnh vượng cho thế giới, hay đẩy nhân loại vào cuộc chiến hao tiền tốn của hoặc đẫm máu ngoài đại dương?.
Nhiều người cho rằng, việc bắt tay chỉ là nghi thức ngoại giao. Thưa, không hẳn vậy, đã có rất nhiều chuyện kinh thiên động địa chỉ vì một cái bắt tay. Có những cái bắt tay mang đến hòa bình cho các dân tộc, nhưng cũng có cái bắt tay đẩy nhân loại vào cuộc chiến đẫm máu.
Cái bắt tay của trùm phát xít Hitler với Thủ tướng Anh Chamberlain tại Munich năm 1938 cùng với các nhà lãnh đạo của Pháp và Ý. Sau đó Chamberlain đã buộc phải ký Hiệp định Munich cắt nhiều đất của Tiệp Khắc cho Đức Quốc xã, Ba Lan và Hungari nhằm xoa dịu trùm phát xít. Đây là bước giúp Hitler củng cố lực lượng thống trị châu Âu, tạo đà phát động chiến tranh thế giới thứ II.
Một cái bắt tay rất bất lợi cho Việt Nam đó là cái bắt tay của Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông và Tổng thống thứ 37 của Mỹ Richard Nixon năm 1972 tại Bắc Kinh. Cánh Cò cho rằng, chính cái bắt tay này tạo đà cho Đặng Tiểu Bình tác quai tác quái, đẩy Việt Nam phải đối mặt với 2 cuộc chiến tranh: Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979, và chiến tranh chống Khmer đỏ được Trung Quốc hậu thuẫn ở biên giới Tây Nam. Và khiến Việt Nam phải chống đỡ bằng hành loạt chiến dịch phản gián kéo dài 7 năm từ 1981 đến 1988 chống lại các lực lượng gián điệp và biệt kích được sự hậu thuẫn của cả Trung Quốc lẫn Mỹ xâm nhập biên giới Tây Nam (Kế hoạch CM12, thu 132,278 tấn vũ khí và số tiền giả đủ để phá hủy toàn bộ nền kinh tế).
Để có cái bắt tay chân thành và hữu nghị thì trước hết cần phải xây dựng “lòng tin chiến lược”. Ai có thể tin tưởng một đối tác nói một đằng, làm một nẻo?
Tùng Lâm