+
Aa
-
like
comment

Cách nhân đôi thảm kịch

Hạnh Phúc - 31/10/2022 14:39

Vụ giẫm đạp tại lễ hội Halloween ở Hàn Quốc đã làm cho quận Yongsan nước này được chỉ định thành “vùng thảm họa đặc biệt” với 154 người thiệt mạng. Tuy vậy, thảm họa không chỉ dừng ở số lượng thương vong, nỗi đau thảm họa sẽ nhân đôi vì…

Cứu hộ người bị thương trong vụ giẫm đạp tại lễ hội Halloween ở Seoul, Hàn Quốc.

Song song với việc giải quyết những hậu quả, chính quyền Hàn Quốc thông qua các phương tiện truyền thông và các nhà khai thác thông tin trực tuyến kêu gọi người dân không phát tán các video đáng lo ngại và những thông tin thiếu căn cứ về vụ giẫm đạp.

Tin đồn, tin giả thật sự trở thành vấn nạn trên mọi quốc gia, gây ảnh hưởng đến tâm lý và niềm tin của người dân trong mọi vấn đề thuộc về nhà nước và xã hội. Hàn Quốc cũng không ngoại lệ. Đó là kết quả mang tính tất yếu của mặt trái sự phát triển công nghệ thông tin. Những hình ảnh, cảnh quay hoặc bình luận, những bài đăng nhạy cảm làm kích động hoặc gây hoang mang dư luận về vụ việc trên cũng được Hàn Quốc chú trọng kêu người dùng hạn chế hoặc dừng hẳn việc phát tán trên không gian mạng. Sự kêu gọi ấy liệu có ngăn được các thành phần quá khích hoặc ý thức kém hoặc ích kỷ nông cạn không thực hiện hành vi tung tin thất thiệt về hậu quả vụ giẫm đạp vừa qua?

Cùng chung thực trạng với các nước, nhận thức sâu sắc về sự nguy hại của các nguồn tin độc hại lan truyền như vũ bão trên không giang mạng, Việt Nam trong những năm gần đây giải quyết vấn đề này được nhấn mạnh như một cuộc chiến. Đặc biệt, Bộ công an đã tiến hành triển khai thực hiện rất quyết liệt. Căn cứ vào Điều 8 Luật An ninh mạng 24/2018/QH14 quy định các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng: Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Trong đó, Điều 36 (Mục 7) quy định Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an ninh mạng về kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng.

Bộ Công an đã xây dựng các phóng sự, tin bài tuyên truyền thông báo về hoạt động tấn công mạng. Và làm tốt công tác nắm tình hình dự báo để có giải pháp, chính sách kịp thời với những vấn đề thực tiễn phát sinh trong quản lý nhà nước về an ninh mạng.

Xử lý nghiêm đối tượng tung tin thất thiệt khiến người dân ồ ạt rút tiền ngân hàng

Đối với vấn đề tin giả, video phản cảm, độc hại do các đối tượng lợi dụng các tính năng của mạng xã hội để tuyên truyền vu cáo, gây rối loạn thông tin, kích động người dân… Bộ Công an tiến hành tham mưu hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng internet mạng xã hội, báo chí; Rà soát đánh giá các diễn biến vấn đề có nguy cơ bị các đối tượng khai thác để tạo tin giả mạo, tiến hành truy tìm sử lý xử phạt theo pháp luật.

Theo trung tướng Tô Ân Xô, trong 10 tháng năm nay, Bộ Công an đã khởi tố 527 vụ vi phạm trên không gian mạng, tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong cùng cuộc chiến phòng ngừa ngăn chặn và giải quyết hậu quả của thảm họa vẫn đâu đó là những vất vả khó khăn để ngăn chặn những nguồn tin giả gây hoang mang dư luận. Chúng ta đã làm được điều đó. Sự nỗ lực của Bộ Công an trên mặt trận này đã rất xứng đáng sự kỳ vọng của xã hội trong thời gian qua.

Hạnh Phúc

Bài mới
Đọc nhiều