+
Aa
-
like
comment

Các trường Đại học ở địa bàn TP.HCM chưa vội cho sinh viên quay trở lại

Trân Phan - 03/10/2021 20:00

Trong tình hình dịch COVID-19 diễn ra như hiện nay, ban lãnh đạo các trường đại học cho rằng, rất khó có thể cho học sinh, sinh viên quay trở lại trường học trực tiếp

Vấn đề trở lại trường đang chưa có phương án cụ thể

TS.Nguyễn Thanh Bình hiện đang Trưởng phòng Công tác Chính trị Sinh viên của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội cũng cho hay, theo như kế hoạch đón sinh viên quay trở lại trường để học trực tiếp còn phụ thuộc quyết định của UBND thành phố Hà Nội. Sinh viên ở các trường ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước hiện nay, thậm chí tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên có cả sinh viên từ các khu vực phía Nam, nên kế hoạch cho sinh viên quay trở lại trường đang rất khó thực hiện.

Ban lãnh đạo các trường đại học cho rằng, rất khó có thể cho học sinh, sinh viên quay trở lại trường học trực tiếp

Theo TS Bình chia sẻ, Có 100% giảng viên thuộc đối tượng được ưu tiên đều đã được ưu tiên tiêm các mũi vaccine. Sinh viên thường trú hoặc là thời gian qua ở lại Hà Nội đều đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine theo kế hoạch của thành phố đề ra. Trong khi đó, sinh viên cư trú tại các tỉnh thành khác đã tiêm hay chưa đều phụ thuộc vào kế hoạch của từng địa phương đó đề ra cụ thể. Vì thế, ông Bình mong muốn với Bộ GD&ĐT có ý kiến đề xuất để các sinh viên là đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine trong tình hình hiện nay.

Cũng theo đó ông TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường Đại học FPT, cho biết, hiện nay 3 cơ sở chính của trường tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM đều vẫn chưa có kế hoạch mở cửa trở lại cho sinh viên.

Các trường Đại học vẫn đang cần sự chắc chắn hơn trong công tác phòng dịch

Theo ghi nhận tình hình hiện nay, thời điểm này, các trường Đại học tổ chức khai giảng năm học mới và lễ tốt nghiệp cho các sinh viên dưới hình thức trực tuyến – online. Học viện Ngân hàng cũng cho biết, trường vẫn chưa có kế hoạch cho sinh viên quay trở lại trong tháng 10 mà tiếp tục dạy học trực tuyến. Khác với các học sinh THPT, các sinh viên các trường Đại học tại Hà Nội đến từ nhiều tỉnh, thành phố đang có chuyển biến về dịch diễn ra khá phức tạp nên việc học tập trung trong thời điểm này sẽ tạo ra làn sóng di chuyển của các sinh viên giữa các địa phương, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Sinh viên mới trúng tuyển đều bắt đầu bước vào tuần sinh hoạt công dân bằng các hình thức trực tuyến.

Trường Đại học Bách khoa -Hà Nội triển khai năm học mới từ ngày 27/9/2021 bằng hình thức học online đến khi có các thông báo mới. Tuy nhiên, các học viên cao học, nghiên cứu sinh và các sinh viên đang làm khóa luận, đồ án tốt nghiệp, luận văn và các luận án được đến trường để làm thí nghiệm đề tài nghiên cứu, đảm bảo không quá 20 người trong một phòng thí nghiệm, việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch.

Các trường vẫn đang cân nhắc trước khi cho sinh viên trở lại.

Ban Giám đốc Đại học Quốc gia TP. HCM đã có văn bản tiếp tục tổ chức giảng dạy trực tuyến đến khi có các chủ trương mới và các thông báo của Đại học Quốc gia TP.HCM. Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng dự kiến tổ chức dạy học trực tuyến hết học kỳ I năm học này.

Kiến nghị trường công và trường tư không tăng học phí

Theo Bộ GD&ĐT cũng cho biết, thời gian qua Bộ nhận được hơn 75 phản ảnh, kiến nghị của công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia các vấn đề liên quan quy định tăng học phí của nhiều trường Đại học và Cao đẳng trong tình hình dịch này. Các phản ánh và khiếu nại tập trung vào 3 nhóm vấn đề liên quan học phí, lạm thu học phí và các thủ tục hành chính.

Theo Bộ GD&ĐT, ở mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục dân lập và tư thục được quy định trong Luật Giáo dục 2019. “Tuy nhiên, việc tăng học phí trong thời điểm này là không hợp lý và không thực hiện đúng tinh thần cũng như chủ trương của Chính phủ đề nghị các cơ sở giáo dục chia sẻ khó khăn với học sinh trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến hết sức phức tạp”, Bộ GD&ĐT nhấn mạnh.

Vì vậy, Bộ GD&ĐT đề nghị các bộ, các ngành, UBND các tỉnh thành chỉ đạo và quán triệt các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý nên xem xét giữ ổn định học phí năm học 2021-2022 và không tăng so với năm học 2020-2021. Đồng thời trích một phần nguồn thu học phí để hỗ trợ cho sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục cũng cần có các chính sách miễn, giảm, gia hạn thời gian đóng học phí và các khoản thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục và đào tạo với thủ tục đơn giản. Nhất trí và phù hợp với yêu cầu giãn cách xã hội ở một số địa phương để hỗ trợ người học.

Trân Phan

Bài mới
Đọc nhiều