+
Aa
-
like
comment

Các nhà nghiên cứu nói về sự lây lan của virus ‘như được chắp thêm cánh, lắp thêm chân’

17/07/2020 20:49

Nông nghiệp có thể tác động đến việc lây lan vật gây bệnh. Vụ cúm lợn mới đây ở Trung Quốc đã chứng minh điều đó, theo Timm Harder.

Các nhà nghiên cứu nói về sự lây lan của virus ‘như được chắp thêm cánh, lắp thêm chân’

Báo taz: Thưa ông Harder, giữa đại dịch Corona các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện: một loại virus cúm lợn mới đang lây lan nhanh chóng tại nhiều cơ sở chăn nuôi lợn thịt ở nước này, loại virus này lại có khả năng lây sang người. Vật gây bệnh này có tiềm năng trở thành đại dịch. Chúng ta có lý do để lo sợ không, thưa ông?

Timm Harder: Không. Sẽ không xẩy ra một đại dịch nữa tràn lan trên thế giới cùng lúc với corona, và các kết quả nghiên cứu của Trung quốc cũng không cho thấy có khả năng đó.

Báo taz: Vậy các cảnh báo của các nhà khoa học là có phần cường điệu?

Timm Harder: Các đồng nghiệp Trung Quốc đã rất có lý khi đặt dấu chấm than ở đây. Họ đã xác định được một kiểu gien mới (Genotyp) G4 của Influenzavirus H1N1 ở lợn. Cần phải theo dõi sự lây lan của bệnh virus này. Đương nhiên chúng ta phải cảnh giác, theo dõi đàn lợn nuôi coi đây là nguồn dự trữ đối với virusinfluenza mới, và chúng có thể lây nhiễm sang người.

Tuy nhiên tôi nghi ngờ về thông tin khoảng 10% những người đã được xét nghiệm và làm việc trong các cơ sở chăn nuôi lợn ở Trung Quốc đã bị lây nhiễm loại virus mới này.

Timm Harder: Báo taz: Thưa ông, tại sao?

Người Trung Quốc đã lấy mẫu máu của những người làm việc trong các trại lợn và xét nghiệm kháng thể; trong số 350 người được xét nghiệm có khoảng 35 người có phản ứng dương tính.

Tuy nhiên điều này không có nghĩa những người được xét nghiệm này nhất thiết bị nhiễm loại Genotyp mới. Có nhiều khả năng là những người này trong cuộc đời của họ đã nhiều lần bị nhiễm bệnh cúm bởi các chủng virus khác nhau mà không biết, những virus gây bệnh cúm lan truyền năm này sang năm khác ở người và có sự biến đổi. Từ đó nẩy sinh sự miễn dịch cơ bản và dựa vào kháng thể người ta có thể chứng minh được sự lây nhiễm bệnh.

Tuy nhiên các xét nghiệm này không thể chứng minh chắc chắn liệu các kháng thể này đã hình thành do bị nhiễm một bệnh cúm thông thường ở người hay do lây nhiễm một thể loại mới.

Báo taz: Thưa ông, thể loại mới này nguy hiểm đến đâu đối với con người ?

Timm Harder: Virusinfluenza có đặc điểm, trao đổi và phối trộn bộ gien với nhau. Với đặc tính này virus có thể tạo ra muôn hình vạn trạng. Chúng tôi, những nhà siêu vi trùng học, phải xác định trong cái mớ hỗn tạp này loại virus nào phải đặc biệt quan tâm theo dõi.

Dựa vào trình tự bộ gien của virus chúng tôi không thể khẳng định liệu loại virus này có thể gây viêm phổi lợn nhiều hơn và liệu chúng có thể lây sang người hay không và chúng tôi cũng không thể nói về mức độ nguy hiểm của chúng.

Để có lời giải cần phải tiến hành một loạt thí nghiệm. Trong trường hợp của G4-Virus mới này các nhà khoa học Trung quốc đã phát hiện, loại G4 này rất khác biệt so với các loại virus đã biết, chúng có thể chuyển dịch từ người sang người và có thể tiêm phòng được.

Báo taz: Những người bị nhiễm G4 không có cơ chế bảo vệ ?

Timm Harder: Điều này cũng chưa rõ. Tôi muốn nhắc lại rằng, nhằm tránh gây hoang mang: Ngay cả khi con virus có thể lây từ lợn sang người, điều này thỉnh thoảng có thể xẩy ra, kể cả ở châu Âu, tuy nhiên điều đó không có nghĩa, từ đó nó có thể lây lan sang người. Thông thường khi virus lây từ con vật sang người thì con virus đó coi như vào ngõ cụt. Thật may là như vậy.

Báo taz: Vật gây bệnh ở HIV, Ebola, Corona và cúm lợn, trước đây chỉ tấn công con vật nay có xu hướng tràn lan. Có điều gì chưa ổn ở đây?

Timm Harder: Bất cứ ai thâm nhập vào môi trường sống của con vật đều có nguy cơ bị phơi nhiễm với vật gây bệnh lạ. Thí dụ, anh chị đi nghỉ ở vùng Caribe thì các anh chị có nguy cơ bị phơi nhiễm virus – Dengue (sốt xuất huyết), bệnh này do muỗi truyền. Nếu anh chị ở nhà tại vùng Mecklenburg, anh chị cũng có thể bị muỗi đốt, nhưng chúng lại không lây nhiễm virus- Dengue. Đơn giản như thế đó.

Báo taz: Sự lây lan từ con vật sang người xét cho cùng không phải hoàn toàn là do toàn cầu hóa?

Timm Harder: Đúng vậy. Nếu trong thế kỷ 19, trong một cái làng ở vùng nhiệt đới xuất hiện virus, thí dụ từ loài khỉ, hồi đó người ta ăn thịt khỉ, dân làng ăn thịt khỉ và có người bị nhiễm virus từ khỉ, nhưng cuối cùng bệnh có lây lan thì cũng chỉ ở trong phạm vi cái làng đó. Vì làng không có sự giao lưu với thế giới bên ngoài.

Ngày nay trên thế giới có các tuyến đường mậu dịch, có toàn cầu hóa về lưu thông hàng hóa và lưu thông hành khách. Từ đó virus như được chắp thêm cánh, thêm chân để tung hoành khắp nơi.

Timm Harder Là lãnh đạo phòng thí nghiệm tham chiếu quốc gia về bệnh cúm gia cầm tại Viện chẩn đoán virus Friedrich-Loeffler.

Báo taz: Tình hình là vô vọng?

Timm Harder: Tôi không nghĩ như vậy. Tuy nhiên chúng ta phải xem xét lại hành vi của mình, nhất là ở những nơi, mà chúng ta không thể tránh sự tiếp xúc trực tiếp giữa con người với quần thể động vật, thí dụ trong chăn nuôi.

Báo taz: Cụ thể phải thế nào, thưa ông?

Timm Harder: Cấu trúc nông nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến sự lây lan vật gây bệnh trong quần thể động vật. Trong chăn nuôi lợn chúng ta thấy trên thế giới có xu hướng chăn nuôi đại quy mô. Giờ đây các nhà nghiên cứu Đan Mạch cho thấy, virusinfluenza có thể bám trụ nhiều tháng trời, thậm chí nhiều năm trong các đàn lợn lớn và chúng cũng tiếp tục phát triển, từ đó có nguy cơ, mỗi trang trại lớn cuối cùng có một loại virus cúm lợn riêng của mình.

Báo taz: Với hậu quả như thế nào, thưa ông?

Timm Harder: Cho đến cuối những năm 90 lây nhiễm virus cúm lợn cũng diễn ra tương tự như ở người ngày nay. Đó là loại bệnh phát triển theo mùa. Nếu vào mùa thu, thời tiết xấu, lợn bắt đầu bị ho. Nhưng sau vài tuần thì trở lại bình thường; sự lây nhiễm diễn ra trong đàn. Ngày nay tại các trang trại lớn virus tồn tại cả năm trời. Đặc điểm phát triển theo mùa không còn nữa.

Báo taz: Vậy chúng ta phải đối phó như thế nào?

Timm Harder: Trong tương lai, điều quan trọng là, chúng ta phải xác định được virus cúm lợn phát triển như thế nào đối với các loại hình chăn nuôi khác nhau và có số lượng đầu lợn khác nhau. Từ đó chúng ta có thể phát triển vakzin tốt hơn để bao vệ đàn lợn có kết quả hơn. Qua đó giảm được số lợn bị bệnh, giảm mức tiêu thụ thuốc kháng sinh, ngăn chặn sự nhiễm trùng để loại trừ bệnh viêm phổi . Điều này giảm nguy cơ con người bị nhiễm bệnh cúm lợn.

Thành Nhân/TaZ

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều