+
Aa
-
like
comment

Các “nhà dân chủ” lại ra rả chiêu bài nhân quyền – tôn giáo

sông trà - 02/08/2020 19:01

Đời sống tôn giáo ở Việt Nam chưa bao giờ sôi động như hiện nay. Mọi công dân theo đạo đều nhận thức rõ ràng việc đạo, việc đời, tu thân tích đức và đóng góp xây dựng đất nước giàu mạnh. Thế mà ở tận “trời tây”, nhiều nhà “dân chủ” vẫn ra rả những luận điệu xuyên tạc vấn đề tôn giáo, nhân quyền ở Việt Nam.

Mới đây, đài RFA đăng bài “Luật tôn giáo của Việt Nam vi phạm Điều 18 của Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền (UDHR)”. Dĩ nhiên, trong đó có nhiều nội dung phi phản thực tế với những gì đang diễn ra tại Việt Nam khiến cho dư luận không khỏi bức xúc, bất bình.

Vẫn chiêu bài tôn giáo – nhân quyền

Vấn đề tôn giáo ở Việt Nam tiếp tục bị thế lực thù địch lợi dụng chống phá

Theo đó, bài báo dẫn lời phát biểu của ủy viên của Uỷ hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) Anurima Bhargava tại Hội luận về ‘Quyền tự do tôn giáo và các quyền của người bản địa’ tại Việt Nam, diễn ra vào ngày 31/7 vừa qua do tổ chức Cứu Người Vượt Biển Boat People SOS (BPSOS) điều phối.

Đáng chú ý, tham dự hội luận trực tuyến này còn có cả Giám Mục Nguyễn Thái Hợp – Giám mục chính tòa Giáo Phận Hà Tĩnh; “Hòa Thượng” Thích Thiện Minh, và ông Trần Ngọc Sương – Chính trị sự đao Cao Đài…

Bà Anurima Bhargava cho rằng Luật Tôn giáo – Tín ngưỡng mà Việt Nam ban hành từ năm 2018, với những điều khoản đòi hỏi các tổ chức tôn giáo phải đăng ký, là những đòi hỏi không cần thiết và làm hạn chế quyền hành đạo… vi phạm Điều 18 của UDHR. Đồng thời, bà đề nghị Bô Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại vào danh sách Quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (Country of Particular Concern – CPC).

“Hòa Thương” Thích Thiện Minh – một người từng “vào tù ra khám” nói, Việt Nam đã và đang thi hành một chính sách bách hại tôn giáo. Ngoài việc không cho phép các tổ chức tôn giáo mua đất còn những áp lực khác: “Với chủ trương quốc doanh hóa tôn giáo và đặt tôn giáo dưới sự kiểm soát của Mặt Trận Tổ Quốc, nhà nước Việt Nam đã thi hành một chính sách bách hại Phật giáo nói riêng và các tôn giáo nói chung..v..v.

Những luận điểm mà bà Anurima Bhargava, cùng những Nguyễn Thái Hợp, Thích Thiện Minh và ông Trần Ngọc Sương….đưa ra là những đánh giá phiến diện, sai lệch và tiêu cực này không phản ánh đúng thực chất hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt NamKhông có cơ sở và không phù hợp với bước tiến tích cực trong quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ thời gian qua.

Đồng thời, không phù hợp với nguyên tắc được xác định trong tuyên bố chung về tầm nhìn quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ công bố năm 2015: “Việc thực hiện tốt, đầy đủ và không ngừng làm sâu sắc, phong phú thêm quan hệ đối tác toàn diện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thể chế chính trị và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau là cơ sở để xây dựng lòng tin, tiến tới đưa quan hệ phát triển lên một tầm cao mới”.

Nói thẳng ra, họ lợi dụng tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để kích động và tiến hành các hoạt động chống chính quyền và chế độ xã hội chủ nghĩa dưới chiêu bài “đấu tranh cho tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền”; liên kết và phụ họa với các thế lực thù địch, các phần tử phản động, chống đối ở cả trong và ngoài nước để hoạt động chống phá.

Cần tôn trọng chính sách tôn giáo của Việt Nam

Xin nhắc lại, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, Điều 18: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo, kể cả tự do thay đổi tín ngưỡng hoặc tôn giáo của mình, và tự do bày tỏ tín ngưỡng hay tôn giáo của mình bằng các hình thức như truyền giảng, thực hành, thờ cúng và tuân thủ các nghi lễ, dưới hình thức cá nhân hay tập thể, tại nơi công cộng hoặc nơi riêng tư.

Tức là, quyền tự do tôn giáo hay bất cứ một quyền nào khác trên phương diện pháp lý đều bị giới hạn bởi khuôn khổ luật pháp. Không thể tồn tại một khái niệm quyền tự do tôn giáo chung chung, trừu tượng mà lại không gắn với một bối cảnh và thực thể nhất định.

Điều này khẳng định rằng, không thể đem giá trị, quan niệm về tự do tôn giáo ở một quốc gia này để áp dụng hay đo lường, đánh giá mức độ quyền tự do tôn giáo ở một quốc gia khác.

Tất nhiên, trên phương diện khoa học, chúng ta vẫn có thể đem ra so sánh, phân tích và đối chiếu. Nhưng trên phương diện quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia, các thể chế chính trị bình đẳng, độc lập thì không thể đem tiêu chuẩn về tự do tôn giáo ở quốc gia này để áp đặt lên một quốc gia khác và buộc các quốc gia khác phải tuân theo.

Theo đó, Việt Nam đã nhiều lần công bố trước cộng đồng quốc tế về chính sách tự do tôn giáo, tín ngưỡng của mình vì trong Hiến pháp và các văn bản luật của Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân luôn được ghi nhận. Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán của Việt Nam trong việc tôn trọng, bảo đảm các quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Hiến pháp ghi rõ: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.

Ở khía cạnh tôn giáo, các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, không một tôn giáo nào hoạt động đúng pháp luật mà bị ngăn cấm. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân luôn được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và đảm bảo.

Một con số thống kê của Cục An ninh Nội địa (Bộ Công an), thì Việt Nam đã công nhận 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo với 60 cơ sở đào tạo tôn giáo thuộc Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Phật giáo Hòa hảo và cấp đăng ký hoạt động với 55.000 chức sắc, 145.000 chức việc, 29.000 cơ sở thờ tự.

95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng tôn giáo trong đó có 26 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước; có hơn 8 ngàn lễ hội tín ngưỡng tôn giáo hàng năm, thu hút sự tham gia đông đảo của các tín đồ và quần chúng nhân dân.

Hiện tại có hơn 3.000 đầu ấn phẩm tôn giáo được xuất bản với hơn 10 triệu bản in, hàng triệu CD, DVD bằng nhiều ngôn ngữ, nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn được tổ chức ở Việt Nam như Đại lễ Phật đản Vesak, 500 năm cải chính đạo Tin lành… Phần lớn các tổ chức tôn giáo đều có website riêng.

Tự do tôn giáo các dân tộc thiểu số luôn được bảo đảm: năm 2017, Giáo hội Phật giáo Việt Nam triển khai xây dựng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Cần Thơ; ở Bình Phước và Tây Nguyên có 33 tổ chức, hệ phái, nhóm Tin lành đang sinh hoạt tại 304 chi hội và hơn 1.300 điểm nhóm; ở Tây Bắc có 693 điểm nhóm Tin lành, 8 Hội thánh cơ sở được thành lập; nhiều điểm nhóm của người dân tộc thiểu số theo Hội thánh Lutheran, Hội Liên hữu Baptist Việt Nam đã đăng ký sinh hoạt tập trung…v..v.

Điều đáng nói, các tổ chức nhân quyền và tôn giáo quốc tế đã nhiều lần đến thăm, làm việc, khảo sát thực tế và thừa nhận việc đảm bảo quyền con người, trong đó có quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam đạt được nhiều tiến bộ.

Việc Việt Nam trúng cử với số phiếu cao nhất vào Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2014-2016) một lần nữa thể hiện sự ghi nhận, đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong đảm bảo các quyền con người, trong đó có quyền tự do tôn giáo.

Việc bà Anurima Bhargava, cũng cánh “rận dân chủ” đu theo kia hẳn cố tình không biết đến những thông tin có thật đang đã và đang diễn ra ở Việt Nam. Đó là những minh chứng mới nhất, rõ nhất cho thấy các tôn giáo của Việt Nam tự do, bình đẳng và cùng phát triển trong một đất nước hoà bình, hội nhập.

Sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến sự nghiệp đổi mới ngày nay, tất cả chỉ vì mục đích là giải phóng con người, vì tự do và hạnh phúc của nhân dân, vì nhân quyền cao cả.

Thiết nghĩ, các tổ chức như BPSOS, USCIRF…cũng như các cá nhân có quan điểm thù địch cần phải nhìn nhận đúng thực tiễn và tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, nhân quyền của Việt Nam. Bởi, không thể tồn tại một khái niệm quyền tự do tôn giáo chung chung, trừu tượng mà lại không gắn với một bối cảnh và thực thể nhất định.

Sông Trà

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Bài mới
Đọc nhiều