+
Aa
-
like
comment

Các chuyên gia Tây dính “vố lừa” khi tin tàu hộ vệ tên lửa Quang Trung đối đầu Trung Quốc

Nam Phong - 20/08/2019 16:03

Đến giờ này thì phần lớn các chuyên gia phương Tây đã ngớ người khi biết mình trúng tin giả, rằng thì là tàu hộ vệ tên lửa Quang Trung (FFG-016) không xuất hiện ở khu vực các lực lượng chấp pháp Việt Nam đối đầu Trung Quốc như dữ liệu AIS hiển thị. Vì sao ư? Hãy xem phân tích dưới đây.

Tàu hộ vệ Gepard phóng tên lửa hành trình.
Tàu hộ vệ Gepard phóng tên lửa.

Tàu hộ vệ tên lửa Quang Trung là loại tàu hiện đại, có khả năng tàng hình. Không biết các chuyên gia vô tình hay hữu ý. Tàu chiến mà vị trí lúc nào cũng công khai ra thì bí mật quân sự là trò hề sao? Một chiếc tàu chiến cỡ khoảng 350 triệu đô la dễ dàng định vị thế sao?

Dùng hệ thống định vị miễn phí trên mạng mà định vị được thì thế giới này tạo ra các loại tàu chiến tàng hình để làm gì?

** Ảnh minh họa, chụp khu vực chỉ huy tác chiến của tàu hộ vệ tên lửa Quang Trung.
** Ảnh minh họa, chụp khu vực chỉ huy tác chiến của tàu hộ vệ tên lửa Quang Trung.

Các bạn còn nhớ chuyện tàu chiến và tàu ngầm của Mỹ bất ngờ nổi lên sát bờ biển Trung Quốc cách đây không lâu không? Hay vụ tàu NATO trên biển Đen mà định vị hiển thị là nó đang ở trên đất liền?

Tàu Hải quân mà làm như hàng, tàu cá vậy sao?. Dễ tìm vậy thì cần gì các nước phải liên tục nâng cấp hệ thống cảnh báo sớm? Lên luôn mạng của mấy ông miễn phí download toạ độ cho rẻ, đỡ tốn công.

Cái ứng dụng (App) giá 5$ mà theo dõi được tàu chiến thì khả năng hệ thống rada quân sự vô tích sự hết rùi?. Các ứng dụng này có thể theo dõi được tàu chiến, miễn là tàu chiến bật AIS. Còn tàu chiến chủ động tắt thì xin lỗi, app 50$ hay 500$ cũng vô ích.

Chuyện các nước tạo ra các tàu sắt tương đương, máy bay tương đương để làm giả, nghi binh kiểu như kế “thuyền cỏ mượn cung” thoát ẩn thoát hiện, chạy lòng vòng xung quanh khiến cho đối phương ăn không ngon ngủ không yên để làm gì?

986027479040_n

Chưa kể ai đó cầm cục định vị của Tàu hoàng đế Quang Trung mang lên tàu cá và ôm phản lao ra Tư Chính thì ai mà biết được Quang Trung với Nguyễn Huệ là 2 anh em ! Thực ra thì tàu Quang Trung thì vẫn ở nhà, nhưng tàu Nguyễn Huệ thì lại ra đó rồi ? Thế nên mấy ông mới nhầm lẫn nghiêm trọng?

Hoàng đế Quang Trung cứ thoắt ẩn thoắt hiện, làm các ông Tây hốt hoảng hoài. Theo lịch sử Hoàng đế Quang Trung có cuộc hành quân thần tốc, 20 vạn Quân Thanh chả kịp hoàng hồn, chạy tan tác?

 Chiến hạm 016 Quang Trung di chuyển theo đội hình trên biển. Ảnh: Báo Hải quân.
Chiến hạm 016 Quang Trung di chuyển theo đội hình trên biển. Ảnh: Báo Hải quân.

Không khéo mai mốt đẹp trời bọn giặc lại lu loa tao thấy tàu Quang Trung đang bơi và tập trận chung cùng bộ binh Vladimir Vostok, hay Haiiwai cũng nên. Trung Quốc lúc đó chỉ là rất quan ngại quan ngại!

Âu cũng là một bài học cho các chuyên gia, đó là đừng quá tin vào dữ liệu định vị vệ tinh và bộ thu phát tín hiệu nhận diện tự động. Những cái đó lúc nào cũng có thể xảy ra sai số hoặc nhầm lẫn, dù là vô tình hay cố ý. Quan trọng nhất trong việc theo dõi diễn biến vẫn là những gì trực tiếp tại thực địa.

Ngoài ra, mấy trò cài mã AIS linh tinh thì Cánh Cò lạ gì nữa đâu, chả theo quy định nào, muốn biết hãy hỏi các bác ngư dân của ta ấy. Có lần anh em chiến sĩ ta thấy tàu phát tín hiệu mã AIS Trung Quốc, bơi ra kiểm tra thì ra là tàu cá ngư dân nhà mình. Rất nhiều tàu cá ngư dân Việt Nam mua và sử dụng máy AIS Trung Quốc. Tin mấy vụ này thì có mà luộc thóc giống.

Hồi kháng chiến chống Mỹ cũng có chuyện như vậy, một sư đoàn chủ lực kéo toàn bộ bộ thu phát ra sóng Bắc để nghi binh, quân VNCH đinh ninh là sư đoàn này đã ra Bắc để phòng thủ, kỳ thực vẫn ém quân trong Nam chiến đấu. Sau đó lại còn có vụ mang cảm biến của VNCH rải xuống vứt tận gần biên giới Lào để nghi binh nữa.

Mấy bố công binh nhà ta đi làm đường Trường Sơn cứ lấy cảm biến của hàng rào Macrama rồi vất vô những chỗ khó ăn. Máy bay Mỹ cứ thế thả bomb san phẳng khúc đó. Vậy là mấy ông công binh mở đường khỏi mất sức mà làm.

Lúc đó trên dãy Trường Sơn có bọn OV-10 lượn lờ để thu tín hiệu, tuyệt nhiên bộ đội ta không bao giờ bắn loại máy bay đó, dù cực kỳ dễ hạ, nhưng nếu bắn sẽ lộ vị trí.

Thiết bị AIS tren tàu cá
Thiết bị AIS tren tàu cá

AIS (Automatic Identify System) là thiết bị nhận dạng tự động trên tàu hàng hiện được bà con ngư dân sử dụng nhiều trên tàu cá. Đây là hệ thống thông tin an toàn hàng hải hoạt động trên sóng VHF theo quy định của Tổ chức hàng hải Quốc tế IMO, cho phép các tàu trao đổi thông tin với nhau.

Tuy nhiên, các thiết bị AIS đều có chức năng điều chỉnh vừa thu vừa phát hoặc điều chỉnh chỉ thu không phát tín hiệu, đây chính là hạn chế khi dùng các thiết bị AIS trong việc tránh tai nạn đâm va trên biển. Vì vậy, thiết bị AIS có nhận được tín hiệu tàu khác hay không còn phụ thuộc vào tàu đó có trang bị máy nhận dạng tự động và phải bật chức năng phát AIS. Chỉ có RADAR hàng hải chính là thiết bị có thể chủ động phát hiện chướng ngại vật trong mọi điều kiện thời tiết, phát hiện mục tiêu từ xa. Mấy tàu quân sự tắt định vị hoặc mang cục phát sóng định vị đi chỗ khác để nghi binh thì có trời biết.

 Tàu hộ vệ bắn tên lửa
Tàu hộ vệ bắn tên lửa

Theo Cánh Cò, điều quan trọng nhất trong tác chiến quân sự là việc theo dõi diễn biến trực tiếp tại thực địa để kiểm chứng. Đã có nhiều bài học nghi binh lắm rồi. Còn chuyện tàu hộ vệ tên lửa Quang Trung đi đâu là quyền của Quân đội để bảo vệ chủ quyền của đất nước, nhưng chắc chắn nó không dại gì ra đối đầu với tàu Hải cảnh của Trung Quốc, vì sẽ mắc bẫy vỏ bọc dân sự của Trung Quốc! Chuyện đó hãy để cho Cảnh sát biển và Kiểm ngư của ta đấu!

Nhiều bạn chưa hiểu đầu cua tai nheo ra sao đã hùng hổ “nếu chiến tranh tao sẽ cầm súng”, “nếu tổ quốc cần tôi sẽ ra trận”. Mình hiểu lòng yêu nước của các bạn ý. Nhưng mà các bạn ý thật sự để cảm xúc lấn át lý trí, lấn át tỉnh táo mất rùi.

 Tàu hộ vệ bắn tên lửa
Tàu hộ vệ bắn tên lửa

Đó là chưa kể các bạn Youtuber thật là biết bắt trend kiếm view kiếm tiền. Vừa làm giàu được cho mình thì làm giàu cho thằng khác. Ít ra cũnh giúp nhà mạng, nhà điện kiếm được ít tiền.

Chỉ có Đông Lào hiếu chiến mới đem tàu chiến ra bãi Bốn Chánh đối đầu với hải cảnh Nam Mông Cổ. Việt Nam yêu hoà bình, luôn giải quyết mọi xung đột trên biển bằng đường lối ngoại giao, cùng lắm mới sử dụng lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư tham gia đấu tranh trước sự ủng hộ của bạn bè quốc tế. Mọi thông tin cho rằng tàu chiến Việt Nam xuất hiện gần nhóm tàu khảo sát và hải cảnh Trung Quốc là SAI hoàn toàn.

Chủ trương của Việt Nam từ đầu đến giờ vẫn là đấu tranh bảo vệ chủ quyền bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982.

Cánh Cò xin nhắc lại, khu vực đối đầu nằm GẦN bãi Tư Chính, chứ không phải xảy ra tranh chấp ở bãi Tư Chính. Bãi Tư Chính hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam và không phải khu vực tranh chấp. Không rõ mấy ông “nghệ ít sĩ nhiều” đứng về bên nào mà cứ luôn mồm kêu tranh chấp ở Tư Chính, trong khi đó chính là âm mưu của Trung Quốc nhằm “biến nơi không tranh chấp thành có tranh chấp”.
Nam Phong

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều