+
Aa
-
like
comment

Business Times nói về triển vọng phục hồi kinh tế Việt Nam sau quý I/2021

Bảo Trâm - 31/03/2021 10:07

Trang Business Times vừa có bài viết dựa trên các số liệu Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố trong quý I, và đưa ra nhận định rằng mặc dù GDP hiện đang thấp hơn dự đoán nhưng triển vọng phục hồi của Việt Nam vẫn đang dẫn đầu Châu Á.

Theo Business Times, các chuyên gia đã hạ dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả năm của Việt Nam sau một quý đầu tiên thấp hơn dự kiến, cụ thể GDP của Việt Nam tăng 4,48% trong quý đầu tiên của năm 2021, ổn định so với quý trước. Tuy nhiên lại thấp hơn mức dự báo đồng thuận là 5,7%.

Vì thế GDP dự báo của UOB (United Overseas Bank) dành cho Việt Nam đã được hạ xuống 6,7% từ mức 7,1% trước đó, mặc dù người đứng đầu bộ phận nghiên cứu, ông Suan Teck Kin lưu ý: “Mặc dù bị tụt hạng, Việt Nam vẫn là một trong số ít nền kinh tế trên thế giới ghi nhận sự mở rộng liên tục trong năm nay.”

Các nhà kinh tế của Maybank là: Kim Eng, Linda Liu và Chua Hak Bin đã hạ dự báo về mức GDP Việt Nam xuống 6,5% từ 6,8% trước đó. Họ cho biết: “Sự phục hồi có thể sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi triển vọng sản xuất và xuất khẩu được cải thiện, cũng như sự phục hồi của dòng vốn FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài).”

Tổng vốn FDI đăng ký tăng 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái lên 10,1 tỷ đô la Singapore trong quý I, trong khi tổng vốn FDI tăng 6,5% ở mức 4,1 tỷ USD. Lĩnh vực sản xuất chiếm gần một nửa tổng vốn FDI được đăng ký tại Việt Nam. Theo đó, Singapore là nhà đầu tư hàng đầu với gần 4,6 tỷ USD trong quý, tiếp theo là Nhật Bản với 2,1 tỷ USD và Hàn Quốc với 1,2 tỷ USD.

Theo Business Times, FDP quý I chưa thực sự bật lên bởi nền kinh tế đang bị đè nặng bởi các hạn chế di chuyển giữa đại dịch Covid-19.

Các nhà phân tính kinh tế của Maybank lưu ý rằng, dựa trên các ước tính sơ bộ, xuất khẩu Việt Nam đã tăng trưởng vững chắc ở mức 19,2% trong tháng 3, dẫn đầu là máy móc, máy tính và điện tử. Xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chính tăng trở lại, dẫn đầu vẫn là Mỹ và Liên minh Châu Âu. Trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc tăng chậm hơn 17,9% trong tháng 3, giảm từ 22,3% trong tháng 2, Trung Quốc vẫn là động lực xuất khẩu tăng trưởng lớn nhất trong quý đầu tiên.

Trong cả năm, mục tiêu tăng trưởng chính thức của Việt Nam là 6%. Dự báo cuối cùng của Ngân hàng Thế giới đối với Việt Nam vào ngày 25 tháng 3 là tăng trưởng 6,6%.

Riêng ông Suan đưa ra kỳ vọng rằng, việc Việt Nam bắt đầu tiêm vaccine Covid-19 vào tháng 3 “sẽ tạo ra một động lực rất cần thiết cho đất nước theo hướng bình thường, đặc biệt là đối với các ngành dịch vụ như bán lẻ và du lịch”.

Bảo Trâm (Lược dịch theo Business Times)

Bài mới
Đọc nhiều