+
Aa
-
like
comment

Bước ngoặc ngoại giao lịch sử từ chuyến công du của Thủ tướng Phạm Minh Chính

11/03/2024 18:01

Chuyến công du Australia của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chính thức khép lại với những thành tựu vô cùng đáng hào, như một dấu mốc lịch sử vàng son mở ra chương mới trong quan hệ song phương ngày càng sâu rộng, hiệu quả và thực chất hơn trong tương lai.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Australia Anthony Albanese cùng Bộ trưởng Ngoại giao hai nước.

Bên cạnh việc tiếp tục khẳng định trách nhiệm của Việt Nam trước các vấn đề quốc tế, vai trò Việt Nam trong ASEAN, củng cố, tăng cường quan hệ với các đối tác lớn, điểm nhấn nổi bật trong chuyến công tác lần này của Thủ tướng là sự kiện Việt Nam và Australia ra Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên mức cao nhất – Đối tác Chiến lược toàn diện.

Bước ngoặc ngoại giao lịch sử sau 50 năm

Theo nhiều nhà phê bình chính trị, iệc hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược nhân chuyến thăm chính thức Australia của Thủ tướng Phạm Minh Chính là một thành tựu lịch sử, giống như việc chuyến thăm diễn ra vào một thời điểm lịch sử.

Quan hệ hai nước vừa được nâng cấp, nhưng phải mất 50 năm Việt Nam và Australia cùng hợp tác để đạt được những kết quả thiết thực.

Trong khoảng thời gian ấy, Việt Nam đã nỗ lực xây dựng được sự hiểu biết và tin cậy giữa hai nước, chứng minh không chỉ cho Australia mà cả thế giới thấy được một quốc gia nhìn thì nhỏ bé nhưng lại có nghị lực và sự phát triển phi thường cả về đường lối chính trị, kinh tế lẫn ngoại giao.

Thực chất, việc nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện sẽ tạo cơ hội để Việt Nam – Australia cùng nhau hợp tác trong các lĩnh vực mới và phát huy hiệu quả hợp tác trong những lĩnh vực truyền thống.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Australia Anthony Albanese hội đàm sau Lễ đón chính thức.

Vì vậy, dấu mốc này không chỉ mang tính biểu tượng mà có ý nghĩa thực sự và sẽ có tác động thực chất trong mối quan hệ hai nước.

Thành công mỹ mãn với 6 trụ cột hợp tác

Việc nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai nước sâu rộng góp phần giúp Việt Nam và Australia phối hợp chặt chẽ để thực hiện 6 phương hướng lớn nhằm đưa hợp tác trên các lĩnh vực đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất hơn.

Trong đó “6 cái hơn” được chính Thủ tướng Phạm Minh Chính nhiều lần khái quát trong các cuộc trao đổi nhân chuyến thăm chính thức Australia cụ thể hóa như sau:

Trụ cột đầu tiên cần được quan tâm trong hợp tác giữa hai nước là hợp tác chính trị và an ninh. Gần đây, một biên bản ghi nhớ đã được ký kết giữa Bộ Quốc phòng hai nước về hợp tác gìn giữ hòa bình.

Trụ cột thứ hai là hợp tác kinh tế và thương mại, đầu tư. Đây là nội dung rất quan trọng. Trong chuyến thăm, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đã gặp một số tập đoàn lớn của Australia đang quan tâm đến việc đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ.

Ở Melbourne, Thủ tướng Australia cũng đã công bố Quỹ đầu tư trị giá 2 tỷ đô la Australia và các sáng kiến khác nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư với ASEAN. Đây là một cơ sở tài chính giúp thúc đẩy đầu tư của Australia vào khu vực ASEAN.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Anthony Albanese gặp gỡ báo chí và công bố thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Australia.

Trụ cột thứ ba là giáo dục và tri thức. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng mang nhiều thông điệp tại trường Đại học Quốc gia Australia. Theo đó, lãnh đạo Chính phủ Việt Nam mong muốn các cơ sở đại học khác tại Australia sẽ xem xét việc mở thêm phân hiệu tại Việt Nam.

Trụ cột thứ tư là hợp tác năng lượng và ứng phó với biến đổi khí hậu. Năm 2023, nhân chuyến thăm của Ngoại trưởng Australia Penny Wong tới Việt Nam, phía Australia cũng công bố khoản tiền bổ sung trị giá 95 triệu đô la Australia nhằm tăng cường thích ứng với khí hậu ở khu vực sông Mekong. Chúng tôi cũng đang đầu tư hơn 100 triệu USD vào quá trình chuyển đổi năng lượng xanh

Ngoài ra, một số công ty Australia rất quan tâm đến việc xây dựng dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.

Lĩnh vực thứ năm là hợp tác về khoa học công nghệ. Việc này cũng được thúc đẩy khi trong chuyến thăm chính thức Australia, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm cơ quan khoa học của Australia là Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Australia (CSIRO) – đơn vị rất nổi tiếng vì đã phát minh ra Wi-Fi.

Một thỏa thuận giữa hai bên cũng đã được ký kết với việc Australia sẽ hợp tác từ nuôi tôm, nuôi trồng thủy sản đến viễn thám bằng vệ tinh để giúp nông dân Việt Nam quản lý mùa màng.

Và trụ cột thứ sáu là hợp tác khu vực và quốc tế. Việt Nam và Australia có lợi ích tương tự là đảm bảo không có mối đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong khu vực. Cả hai nước đều có cam kết mạnh mẽ đối với luật pháp quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Australia Anthony Albanese chứng kiến lễ ký kết, trao đổi các văn kiện hợp tác giữa lãnh đạo các bộ ngành, cơ quan hai nước.

Khẳng định vị thế và thực lực của Việt Nam

Thực chất, vị thế và thực lực của Việt Nam trên trường quốc tế đang ngày càng được nâng cao một cách đáng nể thông qua hàng loạt sự kiện ngoại giao gần đây.

Riêng về chuyến công du của Thủ tướng tới Australia và hiện đang là chuyến thăm tới New Zealand (từ ngày 10-11/3/2024), được xem là chuyến đi có ý nghĩa quan trọng và đặc biệt, kiểu “3 trong 1”, đánh dấu dịp kỷ niệm 50 năm ASEAN và Australia thiết lập quan hệ, cũng là thời điểm Việt Nam vừa kết thúc một năm kỷ niệm 50 năm quan hệ với Australia và chuẩn bị cho năm tới kỷ niệm 50 năm quan hệ với New Zealand.

Đồng thời, chuyến thăm của Thủ tướng vừa trực tiếp bổ sung động lực và tạo tầm cao mới cả trong quan hệ đa phương ASEAN, cũng như quan hệ song phương Việt Nam với Australia và New Zealand, vừa là minh chứng cho sự tiếp tục tích cực triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng XIII, kết luận 59-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng tham gia ASEAN đến năm 2030 và Chỉ thị 25-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030.

Tất cả đều cho thấy thế và lực của Việt Nam đang tăng lên rõ rệt. Trong đó, nội lực của Việt Nam đang được tăng cường nhờ kinh tế phát triển nhanh và vững chắc, an ninh được giữ vững, an sinh xã hội được đảm bảo, bên cạnh sự gia tăng các lợi thế cạnh tranh và quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ trong việc tích cực hội nhập quốc tế.

Đặc biệt, sau thành công của Năm APEC 2017 và việc Việt Nam phối hợp cùng các nước thúc đẩy ký kết Hiệp định CPTPP đầu tháng 3 vừa qua, cả Australia và New Zealand đều coi trọng hơn, đánh giá cao vai trò và vị thế của Việt Nam.

Hy vọng, trong tương lai những mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Australia, NewZealand nói riêng, quan hệ giữa các quốc gia khác trên thế giới nói chung sẽ ngày càng có được kết quả mỹ mãn giúp vị thế Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.

Bảo Trâm

Bài mới
Đọc nhiều