Bùi Tín, Phạm Chí Dũng – tự diễn biến, tự chuyển hoá thành những kẻ phản quốc
Trong trang sử hào hùng của dân tộc ta, bên cạnh những tấm gương xả thân hy sinh vì đại nghĩa giữ nước, chúng ta vẫn không quên vết ô nhơ của những kẻ mãi quốc cầu vinh, vì mưu lợi riêng hay đơn thuần chỉ là nghe lời dụ dỗ của giặc, nhắm mắt trước thị phi, mà chấp nhận làm kẻ phản quốc. Song, quả thật, những kẻ ấy cũng bị trừng phạt thích đáng và phải trả giá cho tội lỗi của mình và ngàn đời vẫn bị thế gian lên án.
Sự nguy hiểm khi cán bộ, đảng viên tự diễn biến, tự chuyển hoá
Theo Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh, Phạm Chí Dũng (SN 1966; quê quán: tỉnh Đồng Tháp; thường trú tại 298/4 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 1, quận Tân Bình) bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117 – Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Quá trình thực hiện lệnh bắt, khám xét đối với Phạm Chí Dũng được Cơ quan An ninh điều tra thực hiện đúng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và thu được nhiều tài liệu, vật chứng quan trọng phục vụ công tác điều tra.
Qua trường hợp của Phạm Chí Dũng một lần nữa chúng ta thấy được sự nguy hiểm khi cán bộ, đảng viên tự diễn biến, tự chuyển hoá. Khi cán bộ, đảng viên từng giữ các vị trí trong bộ máy Đảng, Nhà nước tự thoái hoá, biến chất, “trở cờ” quay sang chống phá chế độ, tính chất nguy hiểm rất khó lường. Đây là mầm mống của những nguy cơ đe dọa đến an ninh, ổn định của đất nước.
Trước hết, hành động của những người này ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của Đảng, Nhà nước, việc họ đưa ra các bài viết nói xấu chế độ, xuyên tạc tình hình đất nước gây ra tâm lý lo ngại trong quần chúng nhân dân. Ở một khía cạnh khác, cần phải khẳng định khi cán bộ, đảng viên từng giữ các vị trí trong bộ máy Đảng, Nhà nước thoái hoá, biến chất, có hành động chống phá đất nước, chống đối chế độ thì hệ quả mà nó để lại nặng nề hơn nhiều lần so với các đối tượng khác trong xã hội. Bởi họ là những người có hiểu biết về tổ chức bộ máy, có chuyên môn, trình độ về kiến thức và đồng thời cũng từng có vị thế nhất định trong xã hội nên sự chống đối diễn ra vô cùng tinh vi, tiếng nói của số này cũng gây chú ý hơn.
Có ai tưởng tượng nổi không, một ông Tiến sĩ mang danh nhà báo, một người đã và đang khoác lên mình chiếc áo “dân chủ, nhân quyền và lương tâm” mà phát biểu một câu vô trách nhiệm, bỉ ổi đến tởm nôn?
Có ai nghĩ một Phạm Chí Dũng đã từng giữ những trọng trách trong bộ máy công quyền, và cũng đã từng có không ít công lao trong việc phát hiện và trừng trị những kẻ chống đảng cộng sản, chống lại chế độ chính trị này lại trở nên hợm mình đến mức quay lại phỉ báng dân tộc đến như thế?
Người Việt Nam tự hào vì họ sinh ra, lớn lên ở đây, nơi họ tìm thấy ấm no, hạnh phúc và tự do. Họ tự hào vì như định mệnh, họ thuộc về một dân tộc kiên cường, bất khuất trước ngoại xâm; một dân tộc luôn tự mình đứng trên đôi chân của mình mà không lệ thuộc vào bất cứ một thế lực nào khác. Một dân tộc trước ngoại xâm thì mỗi người đều luôn tâm niệm “thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc!”.
Phạm Chí Dũng đã nhìn thấy kết cục bi thảm của Bùi Tín chưa?
Còn nhớ Bùi Tín – Nguyên Đại tá quân đội, Phó tổng biên tập Báo Nhân dân; Ông sinh năm 1927 tại Huế, trước khi lầm đường lạc lối ông từng được mệnh danh là người chiến sĩ, sĩ quan, nhà báo lão thành cách mạng, kiên trung với những bài viết khiến hàng triệu người nể phục.
Nếu không có một ngày bi kịch của đời Ông, thì danh phận Ông đã rất rực rỡ. Ngày ấy vào tháng 9 năm 1990 sang Pháp dự hội hàng năm của báo “L’Humanité” và quyết định không trở lại với cơ quan, đồng nghiệp. Ông day dứt “Tưởng Việt Nam cũng sẽ sụp đổ như các nước ở Đông Âu thời ấy” và ông sẽ được bố trí vị trí xứng đáng trong bộ máy nhà nước Việt nam cộng hòa (theo như lời dụ dỗ) và rồi ông quyết định ở lại Pháp để đến nay vẫn mang tiếng với đồng nghiệp là “kẻ đào nhiệm” phản bội Nhân dân, Tổ quốc.
Nỗi đau của ông lúc trước khi chết chính là nỗi nhớ quê hương, nhớ từng bước chân trên con phố nhỏ hay giữa dòng người đông đúc hoặc nhớ buổi chiều ngồi ngắm cảnh bên dòng sông Hương nơi chôn rau cắt rốn của ông hoặc Hồ Tây nơi gắn bó nhiều kỷ niệm. Chắn hẳn, ông vẫn mong lúc sống không dễ gì nhân dân Việt Nam tha thứ nhưng khi ông chết đi chỉ mong được mang nắm tro tàn về chôn ở quê cha, đất mẹ.
Đau đớn lớn nhất lúc này với ông đó là sự “ghẻ lạnh”, “hắt hủi” của những người mà ông từng coi là “cùng chiến tuyến”, “cùng phản phản bội Tổ quốc”… Ở cái tuổi 90, ông ốm đau liên tục và không còn sức viết nổi nửa trang tin thì cũng là lúc không có ai “ngó đến xem ông sống thế nào ? đau ốm thế nào ?…”. Giọt nước mắt luôn chảy ra và ông lại hận những kẻ tưởng chừng thề cùng sống chết thì lại dễ dàng bỏ mặc ông trong lúc ông cần chỗ dựa tinh thần.
Giờ đây ở tuổi gần đất xa trời, cái giai đoạn người ta nhận rõ đúng sai nhất của cuộc đời, ngay tại Paris, thân già lủi thủi, cô đơn không một người Việt nào ở Pháp hỏi thăm khi ốm, khi đau, khi trái gió trở trời… và đã làm ông hận vì dự “ảo tưởng” của chính mình. Ông đau đớn khi bị bỏ rơi như một đứa trẻ bơ vơ nơi đất khách. Ông càng đau đớn hơn khi tất cả quay lưng với chính ông vì ông không còn tác dụng… Ông nhớ lại, lúc họ cần mình thì “sao ngọt ngào đến thế nhưng khi không còn sử dụng họ rũ bỏ như rũ một con bọ trên vai áo”.
Khi tiếp xúc với Ông Hà Minh Huệ, nguyên Phó tổng biên tập TTXVN, Ông hối hận rằng: “Nỗi đau thứ nhất, ông bị nhân dân Việt Nam coi như một Trần ích Tắc phản nước hại dân. ở Việt Nam ai cũng căm ghét Bùi Tín. Ai cũng cho rằng Bùi Tín là kẻ vô ơn bạc nghĩa.
Phạm Chí Dũng cũng giống như Bùi Tín, lúc cần ca ngợi thì dùng tất cả mọi mĩ từ để hót, lúc muốn xỉa xói bới móc thì cũng dùng những thứ gì ghê tởm nhất để mô tả, thậm chí bịa đặt đi ngược lại sự trung thực cần có của những kẻ được giáo dục tử tế.
Hỡi những tên tay cầm Đôla, miệng hô hào, chửi Đảng, nói xấu chế độ, đả kích, bôi nhọ lãnh tụ, “đấu tranh cho dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do”, “tôn giáo” theo ý phản động…..ơi, hãy đọc, ngẫm nghĩ, đừng bỏ cả đời mình đi theo tội lỗi, để rồi cuối đời cô độc, ân hận, oán thân mình. Dừng lại đi, nếu máu các ngươi còn của dân Việt.