+
Aa
-
like
comment

Bức tranh “mùa đông ảm đạm” năm 2022 liệu có khiến Châu Âu chia rẽ?

Bảo Trâm - 29/07/2022 14:55

Trang Guardian cho biết, việc Nga cắt dần khí đốt mùa đông tới đang khiến Châu Âu rơi vào “mùa đông ảm đạm” bởi hàng loạt chính sách giảm thiểu khí đốt. Hơn nữa, cuộc tranh luận để các nước Liên minh châu Âu (EU) đồng ý “tự nguyện” giảm 15% lượng tiêu thụ khí đốt của họ đã làm nổi bật sự chia rẽ lớn trong khối.

EU quyết tâm cắt giảm tiêu thụ khí đốt để tự vệ trước Nga. Ảnh: AFP.

Theo kế hoạch ứng phó khẩn cấp của EU, mỗi nước thành viên sẽ làm tất cả những gì có thể để giảm tiêu thụ khí đốt ít nhất 15% trong giai đoạn tháng 8/2022-3/2023. Tùy từng quốc gia sẽ có những lựa chọn riêng để đảm bảo đạt được mục tiêu chung.

Tuy nhiên, thay vì cùng nhau đạt thỏa thuận thì các quốc gia không phụ thuộc vào khí đốt Nga, nhưng cùng khối EU, lại đang tỏ ra vô cùng bất bình. Bởi câu hỏi “tại sao người dân lại phải chịu cái lạnh bởi những xung đột của các quốc gia khác?”.

Nội bộ EU chia rẽ

Những cuộc tranh luận bắt đầu khi các quốc gia không phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga, như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, bắt đầu dấy lên lo ngại về việc giảm 15% sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với công dân của họ.

“Để khả thi về mặt chính trị trong bối cảnh thiếu khí đốt, giá năng lượng cao và nguy cơ suy thoái tổng thể, sự đoàn kết về năng lượng của EU cần phải được dàn xếp một cách thực tế”, Simone Tagliapietra, một thành viên cấp cao của tổ chức kinh tế Bruegel nói với Guardian.

Simone Tagliapietra, một thành viên cấp cao của tổ chức kinh tế Bruegel

Bên cạnh đó, các quốc gia không kết nối với mạng lưới khí đốt của những quốc gia khác, chẳng hạn Ireland, Malta và Cyprus, sẽ được hưởng quyền miễn trừ.

Tuy vậy, chỉ mỗi Hungary là quốc gia thành viên EU duy nhất phản đối kế hoạch này. “Chúng tôi là nước duy nhất phát tín hiệu sẽ bỏ phiếu phản đối bởi đề xuất này hoàn toàn bỏ qua lợi ích của người dân Hungary”, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto cho biết.

Đại diện Hungary cho rằng cắt giảm tiêu thụ khí đốt là kế hoạch “không chính đáng, không có tác dụng, không thể thực hiện”.

Dự án Nord Stream 2.

Sự cố chấp của nước Đức

Đức phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu khí đốt của Nga và phải đối mặt với việc Moscow liên tục cắt giảm lưu lượng khí đốt qua đường ống Nord Stream 1. Trước đó, Nga đã thông báo rằng họ sẽ cắt giảm thêm 20% nguồn cung cấp khí đốt thông qua đường ống này từ ngày 27/7, giảm so với mức 40%.

Mặc cho nhiều quốc gia đã tìm cách đa dạng hóa nguồn cung và giảm phụ thuộc vào khí đốt của Nga, trong khi Đức thì không, và họ sẽ phải trả giá về mặt chính trị.

Bộ trưởng Kinh tế Đức, Robert Habeck mới đây cũng thừa nhận, nếu cắt đứt ngay lập tức nguồn cung năng lượng từ Nga, nền kinh tế Đức sẽ rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, với việc gia tăng đói nghèo và thất nghiệp.

Tuy nhiên, nếu chỉ vì Đức và một vài quốc gia nhỏ đang phụ thuộc mà khiến cả Châu Âu “lạnh lẽo” thì có vẻ không khả thi. Và cũng chính bởi những bất bình đẳng trên mà nội bộ EU đang dần chia rẽ  bởi cách vận hành “độc đoán” của chính quyền nước Đức.

Bảo Trâm (Theo Guardian)

Bài mới
Đọc nhiều