Bức tranh kinh tế Việt Nam ‘sáng sủa’ qua từng quý của năm 2023
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng theo từng quý. Hiện có 3 kịch bản cho tăng trưởng kinh tế quý 4 và cho cả năm 2023.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP quý 3/2023 của nước ta đạt 5,33%, cao nhất so với 2 quý đầu năm. Quý 1/2023 tăng 3,28%, quý 2/2023 tăng 4,05%. Như vậy, tính chung 9 tháng đầu năm, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4,24%.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý 3/2023 cũng như 9 tháng là ngành nông, lâm, thủy sản với tốc độ tăng nhẹ. Trong đó, xuất khẩu một số mặt hàng nông sản tăng mạnh như rau quả (tăng 71,8%), hạt điều (tăng 14,3%), gạo (tăng 40,4% so cùng kỳ).
Ngành công nghiệp có sự phục hồi khá tốt trong quý 3/2023 với mức tăng trưởng đạt 4,57%, tính chung 9 tháng đạt 1,65%; trong đó, đáng kể là hoạt động sản xuất và phân phối điện tăng gần 6% trong quý 3/2023 và 2,9% trong 9 tháng đảm bảo cho nhu cầu tiêu thụ điện trong sản xuất và đời sống dân cư; hoạt động công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,61% trong quý 3/2023 và 1,98% trong 9 tháng, bước qua mức tăng âm 0,49% của quý 1 và vượt trên mức tăng trưởng 0,6% của quý 2.
Cán cân thương mại 9 tháng năm 2023 ước tính thặng dư trên 21 tỷ USD. Đáng chú ý, tốc độ tăng kim ngạch xuất, nhập khẩu dương trở lại sau nhiều tháng sụt giảm.
Bên cạnh các yếu tố thuận lợi, một số khó khăn, thách thức đã kìm hãm tăng trưởng của 9 tháng đầu năm 2023 khiến tăng trưởng GDP không cao như kỳ vọng.
Đó là cầu thế giới phục hồi yếu; lạm phát vẫn ở mức cao; chi phí nguyên, nhiên, vật liệu tăng cao, chuỗi cung ứng thiếu ổn định đều dẫn tới năng lực sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp giảm sút. Động lực từ khu vực sản xuất tuy đã có cải thiện so với 6 tháng đầu năm nhưng còn khá yếu do thiếu hụt đơn hàng; thị trường xuất khẩu thu hẹp…
Hoạt động xuất, nhập khẩu phục hồi chậm do nhu cầu thế giới giảm. Thị trường bất động sản tiếp tục ảm đạm, dòng tiền luân chuyển hạn chế, đặc biệt trong bối cảnh áp lực đáo hạn và trả nợ trái phiếu doanh nghiệp năm 2023 lớn…
Tại báo cáo gửi Chính phủ trong cuộc họp với Thủ tướng Phạm Minh Chính hôm nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cập nhật lại ba kịch bản tăng trưởng quý 4 và cả năm 2023.
Kịch bản 1 – tệ nhất: Tăng trưởng kinh tế cả năm khoảng 5,0%, quý 4 cần tăng 7,0% (quý 4 năm 2022 tăng 5,92%).
Kịch bản 2 – trung bình: Tăng trưởng kinh tế cả năm khoảng 5,5%, quý 4 cần tăng 8,8%.
Kịch bản 3 – khả quan: Tăng trưởng kinh tế cả năm khoảng 6%, quý 4 cần tăng 10,6%. Đây là con số rất thách thức khi GDP quý 3 của Việt Nam chỉ tăng 5,33%.
Nếu muốn đạt tăng trưởng 6% cả năm, quý 4 Việt Nam phải có mức tăng gần gấp đôi quý 3 – trên 10,6%. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế quý 4 phụ thuộc nhiều vào tốc độ phục hồi sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo; nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu lớn, chủ lực của Việt Nam, và du lịch, tiêu dùng trong nước dịp cuối năm, Tết Nguyên đán.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa nhận, các kịch bản đặt ra đều rất khó khăn, thách thức, đòi hỏi các cấp, ngành, địa phương phát huy nội lực và tận dụng cơ hội từ bên ngoài để phấn đấu đạt tăng trưởng cao nhất trong quý 4, tạo đà cho 2024.
Lạm phát bình quân 9 tháng ở mức 3,16% nhưng đang tăng lên qua các tháng (tháng 7 tăng 0,45%; tháng 8 tăng 0,88%; tháng 9 tăng 1,08%), lạm phát cơ bản giảm chậm, bình quân 9 tháng đầu năm tăng 4,49%; nhiều khả năng kiểm soát được lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra.
Mặc dù có những dấu hiệu tích cực trong triển vọng kinh tế của Việt Nam, không thể phủ nhận rằng vẫn có những ý kiến hoài nghi và sự thiếu tin tưởng từ một số người trong xã hội. Những cái nhìn này thường dựa trên những tình huống thách thức mà nền kinh tế đang phải đối mặt.
Trước hết, tình trạng lạm phát đang tăng lên qua các tháng gần đây là một nguy cơ cần quản lý cẩn thận. Mặc dù lạm phát bình quân 9 tháng vẫn ở mức ổn định, sự gia tăng nhanh chóng trong một số tháng gần đây có thể gây áp lực lên nền kinh tế và cuộc sống của người dân. Sự gia tăng về giá cả có thể là một trong những yếu tố khiến người tiêu dùng phải cân nhắc khi tiêu tiền, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính cá nhân.
Ngoài ra, chuỗi cung ứng không ổn định và tăng giá nguyên liệu cũng là một vấn đề đang đặt ra thách thức đối với năng lực sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp. Sự thiếu hụt nguyên liệu và khó khăn trong việc duy trì chuỗi cung ứng có thể khiến sản xuất gặp khó khăn và kéo theo tăng giá sản phẩm, ảnh hưởng đến cả nền kinh tế và người tiêu dùng.
Mặc dù các kịch bản cho triển vọng kinh tế đều đặt ra những mục tiêu tăng trưởng thách thức, nhưng chúng cũng mang lại cơ hội cho sự đổi mới và phát triển. Chúng ta cần nhớ rằng tất cả những khó khăn này là thử thách và cơ hội để cùng nhau vượt qua và định hình tương lai của đất nước. Sự phấn đấu và tinh thần hợp tác sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được những mục tiêu tăng trưởng kinh tế và xây dựng một tương lai mạnh mẽ hơn cho Việt Nam.
Đông Duy