Brookings Mỹ: Việt Nam thật sự xuất sắc trong việc ứng phó với Covid-19
Trang Brookings của Mỹ vừa có bài viết nói về việc Việt Nam trong mắt thế giới chính là hình mẫu trong việc ứng phó với đại dịch với chi phí thấp, sự đoàn kết toàn dân. Đặc biệt nhất là ngành y tế cộng đồng của Việt Nam chính là mô hình lí tưởng để khắp nơi học hỏi.
Theo Brookings, năm 2020, thế giới ghi nhận thành công của Việt Nam trong việc chống lại Covid-19 khi các quốc gia khác vẫn đang phải vật lộn với dịch bệnh. Mặc dù Việt Nam đang trải qua số ca mắc bệnh gia tăng lớn, nhưng Việt Nam vẫn cho thế giới thấy tính hiệu quả tuyệt vời, trong việc chăm sóc, và bảo vệ sức khỏe người dân, giúp Việt Nam duy trì thành công trong việc duy trì tỉ lệ lây nhiễm và tử vong thấp nhất thế giới, bất chấp vừa có thêm một đợt bùng phát mới, do chủng viruts đột biến nguy hiểm đến từ Ấn Độ.
Theo Brookings, trong suốt năm 2020 đến nay, đã có rất nhiều cuộc thảo luận về việc làm thế nào Việt Nam có thể đạt được kỳ tích như vậy, và những bài học nào có thể rút ra cho các quốc gia khác.
Kinh nghiệm chống lại Covid-19 của Việt Nam cung cấp cho thế giới cái nhìn sâu sắc hơn về chính trị, xã hội và quản trị sức khỏe cộng đồng của Việt Nam hơn là cách các quốc gia khác có thể quản lý sức khỏe cộng đồng của chính nước họ. Rốt cuộc, nhiều quốc gia được dự đoán là có sự chuẩn bị tốt nhất để đối phó với đại dịch toàn cầu, với cả các tổ chức y tế công cộng mạnh và năng lực chăm sóc sức khỏe, như Mỹ, lại không mang lại kết quả khả quan khiến dịch lan rộn, hàng loạt người chết.
Vì thế, Lãnh đạo quốc gia dường như là yếu tố độc lập quan trọng trong việc định hình việc thực thi chính sách Covid-19 tại Việt Nam, theo Brookings.
Từ quan điểm quản trị, chính phủ Việt Nam có thể đã được định vị duy nhất để trở thành cơ quan tiên phong cho sức khỏe cộng đồng chống lại Covid-19.
Tại Việt Nam, sự quan tâm nhất quán về mặt chính trị đối với bệnh truyền nhiễm và năng lực thể chế trong y tế công cộng đã dẫn đến việc ưu tiên các biện pháp y tế dự phòng, được hỗ trợ bởi sự tham gia chính trị và được thực hiện theo cơ cấu của nhà nước Việt Nam.
Theo Brookings, khi mối đe dọa về Covid-19 xuất hiện, chính phủ nhanh chóng ra lệnh và thực hiện nghiêm ngặt việc đóng cửa biên giới. Các biện pháp này bao gồm việc dừng tất cả các chuyến bay ra khỏi đất nước và hướng tất cả hành khách đến các cơ sở cách ly trong doanh trại quân đội, bao gồm cả công dân hồi hương và người nước ngoài.
Từ các biện pháp nghiêm ngặt về cách ly và cả các biện pháp y tế công cộng dự phòng đã giúp Việt Nam không phải chứng kiến những thảm họa bùng phát và đóng cửa trên diện rộng mà nhiều nước khác đã phải đối mặt.
Chỉ gần đây, Việt Nam mới trải qua đợt bùng phát Covid-19 lớn nhất, với hơn 10.000 (phần lớn tổng số ca) có liên quan đến đợt bùng phát mới của biến thể Delta. Trong khi đợt bùng phát hiện tại của Việt Nam được cho là vẫn bị lép vế so với các nước láng giềng như Indonesia và Philippines, chính phủ vẫn tiếp tục thực thi các quy định kiểm dịch đối với tất cả các trường hợp được truy tìm, nghi ngờ và các quy định nghiêm ngặt về nhập cảnh nước ngoài.
Không giống như các nước láng giềng châu Á, bao gồm Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore, Việt Nam chưa bao giờ dựa vào việc triển khai tỷ lệ xét nghiệm cao hoặc cung cấp công nghệ y tế chuyên khoa vào năm 2020 (chẳng hạn như xe đẩy, giường chăm sóc đặc biệt và máy thở – mà các nhà máy ở Việt Nam đã sản xuất và xuất khẩu sang nhiều nước khác, kể cả Mỹ).
Chính phủ Việt Nam đang chứng tỏ rằng họ có thể triển khai các chính sách và nguồn lực cần thiết của nhà nước cho các chiến lược mà Việt Nam đã lựa chọn, cho dù đó là bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong một đại dịch toàn cầu, hay tăng cường trách nhiệm giải trình và minh bạch trong quản trị để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo đó, ngành y tế cộng đồng của Việt Nam, là một mô hình ưu việt, chi phí thấp, hiệu quả cao, thậm chí còn thể hiện tính hiệu quả hơn cả những mô hình chăm sóc sức khỏe cộng đồng, của các quốc gia có nền y tế mạnh, như Mỹ và Châu Âu, và mô hình của Việt Nam, chính là mô hình lý tưởng cho các quốc gia đang phát triển học tập, Brookings nhận định.
Bảo Trâm (Theo Brookings)