+
Aa
-
like
comment

Bóc trần ưu-nhược của 10 vũ khí tối thượng Nga-Mỹ: “Đắt xắt ra miếng”?

14/05/2020 21:18

Vũ khí đắt tiền chưa chắc đã là sản phẩm chất lượng, điều này trở nên rõ nét khi chúng ta so sánh một số vũ khí tương đồng nhau của ngành CNQP Nga và Mỹ.

Hệ thống phòng không S-400 Triumf và MIM-104 Patriot

Cả hai tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf (Kẻ chiến thắng) và MIM-104 Patriot (Nhà ái quốc) đều được ưa chuộng trên thị trường quốc tế, tuy nhiên chúng rất khác nhau, bao gồm cả về vấn đề giá thành.

Sự khác biệt đáng kể là tầm phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 600km của S-400, còn đối thủ Mỹ chỉ vỏn vẹ trong khoảng cách tối đa là 120 km. Bên cạnh đó, S-400 có thể theo dõi cùng lúc 300 mục tiêu.

Tầm bắn của “Kẻ chiến thắng” là 250 km cũng cao hơn so với 100km của “Nhà ái quốc”. S-400 có khả năng tấn công 36 mục tiêu trên không và thậm chí là hạ gục tên lửa siêu thanh trong điều kiện bị gây nhiễu điện tử.

Cuối cùng, hệ thống của Mỹ có giá thành gấp gần 4 lần đối thủ Nga.

Bóc trần ưu-nhược của 10 vũ khí tối thượng Nga-Mỹ: Đắt xắt ra miếng? - Ảnh 1.
Hình minh họa.

Tàu ngầm hạt nhân Severodvinsk và Virginia

Tàu ngầm nguyên tử “Severodvinsk” thuộc lớp Yasen (đề án 855) có giá thành gần bằng 1/3 so với tàu ngầm nguyên tử lớp “Virginia” của Mỹ.

Tàu ngầm của Nga có thể mang các loại vũ khí với khả năng bắn hạ những mục tiêu ở dưới nước, trên mặt nước, trên cạn, cũng như rải thủy lôi. Nói cách khác, trên toàn thế giới không có thứ gì sánh ngang được với nó ở dưới mặt nước.

Severodvinsk có khả năng lặn sâu hơn Virginia, điều làm tăng thêm ưu thế về khả năng chống lại các phương tiện săn ngầm. Ngoài ra, các tính năng của tổ hợp thủy âm trên chiếc tàu ngầm Nga đã được nâng cao, giúp nó nhanh chóng phát hiện ra đối phương.

Bóc trần ưu-nhược của 10 vũ khí tối thượng Nga-Mỹ: Đắt xắt ra miếng? - Ảnh 2.
Hình minh họa.

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 và M1 Abrams

Xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) T-90 của Nga có giá thành khoảng 2,5 triệu USD, còn “đối thủ” M1 Abrams của Mỹ cao hơn nhiều với giá 3,2 triệu USD.

Với những ưu điểm được thừa kế từ xe tăng T-72, “cỗ máy hủy diệt” của Nga có độ bền lớn hơn, hỏa lực và hệ thống điều khiển hiện đại hơn, ngoài ra T-90 cũng được trang bị các tên lửa chống tăng có điều khiển khai hỏa từ nòng pháo chính 9M119M Refleks.

Tổ hợp phòng vệ chủ động và bị động hiệu quả đã biến chiếc xe tăng này trở thành một “thành trì không thể công phá”.

Bóc trần ưu-nhược của 10 vũ khí tối thượng Nga-Mỹ: Đắt xắt ra miếng? - Ảnh 3.
Hình minh họa.

Trực thăng tấn công Ka-52 Alligator và AH-64 Apache

Trực thăng tấn công AH-64 Apache chiếm vị trí quan trọng trong Lục quân Mỹ, cũng như vị trí thứ hai về sự ưa chuộng của các lực lượng vũ trang thế giới chỉ sau Mi-24 của Liên Xô.

Ka-52 Alligator (Cá sấu) là loại khí tài chuyên phục vụ các đơn vị đặc nhiệm Nga với khả năng trinh sát, cũng như tiêu diệt đối phương vượt trội.

“Cá sấu” Nga có thể mang theo đủ loại vũ khí, hỏa lực mạnh và khả năng bay lượn trên không tốt hơn đối thủ Mỹ (Ka-52 nhờ hệ thống cánh quạt đặc biệt có thể khiến máy bay quay tại chỗ ở một góc lên đến 90 độ).

Ưu thế của AH-64 Apache, mà có thể kể đến, đó là khả năng kết nối với máy bay không người lái (UAV) và thu thập từ nó những thông tin liên quan tới tác chiến.

Quan trọng nhất, với giá 52 triệu USD của một chiếc AH-64, khách hàng có thể mua được ít nhất là 3 chiếc Ka-52 (khoảng 15 triệu USD).

Bóc trần ưu-nhược của 10 vũ khí tối thượng Nga-Mỹ: Đắt xắt ra miếng? - Ảnh 5.
Hình minh họa.

Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Su-57 và F-35

Nếu so sánh một cách “khập khiễng” tiêm kích một động cơ F-35 Lightning II với tiêm kích hai động cơ Su-57 Felon của Nga, đại diện của Mỹ thua kém về nhiều mặt.

Với định danh NATO là Felon (Kẻ sát nhân/Kẻ tàn bạo), Su-57 của Nga có khả năng bay lượn tốt và khả năng giảm phản xạ sóng radar hiệu quả hơn F-35.

Nhờ hệ thống radar và cảm biến đặc biệt, nó cũng có thể theo dõi các mục tiêu trên mặt đất và trên không ở khoảng cách hàng trăm km.

Bóc trần ưu-nhược của 10 vũ khí tối thượng Nga-Mỹ: Đắt xắt ra miếng? - Ảnh 6.
Hình minh họa.

Do F-35 được thiết kế với mục tiêu tấn công còn Su-57 được thiết kế với mục tiêu đa nhiệm – chiếm ưu thế trên không nên máy bay Nga có các thông số kỹ thuật vượt trội. Khi “mặt đối mặt”, chắc chắn Lightning II sẽ bị phát hiện trước.

Khả năng mang theo tải trọng và thời gian bay tối đa của Su-57 cao hơn hẳn so với F-35.

Quan trọng hơn, chương trình nghiên cứu chế tạo tiêm kích thế hệ thứ 5 của Mỹ là đắt đỏ nhất trong lịch sử sản xuất vũ khí của cường quốc này. Nó tiêu tốn 1,5 nghìn tỷ USD và giá thành sản xuất của F-35 vào năm 2016 là 100-120 triệu USD.

Trong khi đó giá thành của Su-57 chỉ từ 35 đến 40 triệu USD.

Qua các ví dụ trực quan nói trên, có thể tạm kết luận sau khi so sánh rằng có thể thấy vũ khí của người Nga không những không đi theo “vết xe đổ”, mà ngược lại, đang bám đuổi và đe dọa vị thế dẫn đầu của người Mỹ trên thị trường vũ khí quốc tế.

Bảo Lam/TQ

Bài mới
Đọc nhiều