+
Aa
-
like
comment

Bộ Tài chính lên tiếng về việc đường sắt Cát Linh – Hà Đông “ngốn” thêm hơn 7,8 triệu USD

15/09/2021 14:05

Trao đổi với PV, đại diện Bộ GTVT giải thích: “Số tiền hơn 7,8 triệu USD để trả cho Tư vấn giám sát, là đơn vị theo sát dự án từ đầu đến khi kết thúc dự án. Tuy nhiên, khi kết thúc Hiệp định vay vốn lần thứ 1, dự án Cát Linh – Hà Đông vẫn chưa hoàn thành, nên phần vốn đã dành hết cho phần thi công xây lắp.

Đường sắt Cát Linh – Hà Đông chạy thử nghiệm

Tuy nhiên, đại diện Bộ Tài chính cho biết đây là nội dung Bộ Giao thông vận tải trả lời Bộ Tài chính công văn trước đó, chứ không phải là đề xuất. “Liên quan đến Công văn này Bộ Tài chính đã hỏi Bộ GTVT từ tháng 1, đến nay bên đó mới trả lời bằng văn bản” – đại diện Bộ Tài chính cho hay.

Theo đại diện Bộ Tài chính, công văn Bộ Giao thông vận tải thông tin thêm, phía ngân hàng Trung Quốc không có ý định sửa Hiệp định vay, đồng nghĩa với việc sẽ không có thay đổi gì về nguồn vốn vay.

“Muốn sửa Hiệp định vay thì phía nhà tài trợ đồng ý. Nhưng nhà tài trợ không có ý kiến đồng ý. Hiện tại, phía Bộ Tài chính vẫn đang nghiên cứu, xem xét lại cụ thể thế nào. Tuy nhiên, qua tinh thần công văn đó không phải là đề xuất, mà là thông báo của Bộ Giao thông vận tải”, đại diện Bộ Tài chính nói.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông "ngốn" thêm hơn 7,8 triệu USD: Bộ Tài chính nói gì? - Ảnh 1.
Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Ảnh: N.Chương

Về phía Bộ GTVT, trao đổi với PV, đại diện Bộ GTVT giải thích: “Số tiền hơn 7,8 triệu USD để trả cho Tư vấn giám sát, là đơn vị theo sát dự án từ đầu đến khi kết thúc dự án. Tuy nhiên, khi kết thúc Hiệp định vay vốn lần thứ 1, dự án Cát Linh – Hà Đông vẫn chưa hoàn thành, nên phần vốn đã dành hết cho phần thi công xây lắp.

Đến khi ký kết Hiệp định vay vốn lần 2 thì không có điều khoản chi trả cho tư vấn giám sát, nên mới phải bổ sung sửa đổi Hiệp định.

“Việc này, đã có kết luận của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2020, và giao cho Bộ Tài chính là đơn vị đàm phán với phía Trung Quốc để sửa đổi bổ sung điều khoản Hiệp định. Nếu trong trường hợp không đàm phán sửa đổi bổ sung được Hiệp định vay vốn thì Bộ GTVT sẽ cân đối ứng để chi trả cho tư vấn giám sát”, đại diện Bộ GTVT cho biết.

Trước đó, như Dân Việt đã thông tin, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa đề nghị Bộ Tài chính về việc sửa đổi một số điều của Hiệp định vay vốn bổ sung cho Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông sử dụng vốn vay Trung Quốc. Việc sửa đổi Hiệp định vay vốn này nhằm bổ sung khoảng 7,835 triệu USD cho dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông.

Theo Bộ GTVT, do hợp đồng EPC không thể hoàn thành đúng theo tiến độ nên phải kéo dài thời gian thực hiện. Nguyên nhân này đã dẫn tới dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông bị tăng chi phí hợp đồng tư vấn giám sát nên cần bổ sung khoảng 7,835 triệu USD.

Đường sắt Cát Linh – Hà Đông chưa vận hành vẫn “ngốn” thêm hơn 7,8 triệu USDĐọc ngay

Hiện nay, văn phòng Bộ GTVT cũng đã có thông báo kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông về tiến độ các dự án xây dựng cơ bản và tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Dự kiến, trong năm 2021, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông sẽ hoàn thiện.

Đến nay, mọi công đoạn, thủ tục hoàn thiện để đưa dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông vào khai thác thương mại đã được Bộ GTVT hoàn tất và báo cáo “nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng đưa vào sử dụng” gửi tới Hội đồng nghiệm thu Nhà nước xem xét và có đánh giá cuối cùng để ra thông báo về kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư dự án.

Đánh giá cuối cùng của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước là cơ sở cuối cùng để Bộ GTVT và UBND TP.Hà Nội và tổng thầu Trung Quốc hoàn tất thủ tục bàn giao dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông để đưa vào vận hành, khai thác thương mại.

Minh Ngọc

Bài mới
Đọc nhiều