+
Aa
-
like
comment

Bộ Công Thương yêu cầu rà soát dự án điện mặt trời cả nước

10/03/2021 18:48

Thị trường toàn cầu phải chuẩn bị cho kịch bản nhiều quốc gia áp đặt cấm xuất khẩu gạo tương tự như Ấn Độ, nhằm ngăn tình trạng thiếu nguồn cung nội địa, tiềm tàng nguy cơ tăng lạm phát lương thực toàn cầu và ảnh hưởng tới người tiêu dùng khó khăn ở châu Á và châu Phi.

Nguy cơ lạm phát lương thực 

Theo các chuyên gia, những hạn chế mới của Ấn Độ giống những biện pháp hạn chế từng được áp đặt vào năm 2007 và 2008, gây ra hiệu ứng chuỗi tác động khi nhiều quốc gia khác cũng phải hạn chế xuất khẩu để bảo vệ thị trường nội địa.

Tuy nhiên, lần này, tác động đối với nguồn cung và giá cả trên thị trường toàn cầu có thể lớn hơn, vì Ấn Độ chiếm hơn 40% thương mại gạo toàn cầu, cao hơn nhiều so với mức 22% 15 năm trước. Điều này gây áp lực lên các quốc gia xuất khẩu gạo khác như Thái Lan và Việt Nam.

Theo Reuters, người nhập khẩu đang gặp khó khăn với nguồn cung khan hiếm do thời tiết không ổn định và cuộc xung đột ở Ukraine làm gián đoạn hoạt động vận chuyển qua biển Đen.

Nitin Gupta, Phó Chủ tịch cấp cao của công ty nông sản Olam Agri (Ấn Độ), một trong những nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nói: “Các quốc gia như Thái Lan và Việt Nam đang sẵn sàng để bù đắp cho sự thiếu hụt nguồn cung từ Ấn Độ.”

Giá gạo toàn cầu đã tăng khoảng 20% kể từ khi Ấn Độ áp đặt lệnh cấm xuất khẩu. Theo các nhà kinh doanh, nếu giá gạo tiếp tục tăng 15%, Thái Lan và Việt Nam có thể phải hạn chế xuất khẩu.

B.V. Krishna Rao, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ, cho rằng nếu mưa gió mùa ổn định, sản xuất gạo sẽ trở lại bình thường và New Delhi có thể đảo ngược lệnh cấm xuất khẩu. Tuy nhiên, ông Rao nhấn mạnh rằng chỉ có Ấn Độ mới có khả năng phục hồi cân bằng trên thị trường gạo toàn cầu.

Peter Clubb, nhà phân tích tại Hội đồng Ngũ cốc quốc tế (IGC) ở Anh, nhận định: “Chúng ta cần xem liệu lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ có kéo dài trong bao lâu. Mức độ kéo dài của lệnh cấm sẽ càng khiến cho việc bù đắp sự thiếu hụt (ước tính khoảng 10 triệu tấn gạo) trở nên khó khăn hơn.”

Hiệu ứng domino

Trong khi đó, tại Trung Quốc, lũ lụt đã tác động nghiêm trọng tới sản xuất lúa và bắp trong vùng sản xuất ngũ cốc quan trọng ở phía Bắc. Nhà phân tích cấp cao Ma Wenfeng tại Công ty Tư vấn nông nghiệp Beijing Orient Agribusiness (Trung Quốc) cho biết: “Lũ lụt đang thực sự tác động mạnh đến hoạt động sản xuất gạo ở phía Đông Bắc và có thể làm giảm sản lượng từ 3% – 5% ở những khu vực chịu ảnh hưởng.”

Một cánh đồng ngô ngập nước tại Trung Quốc.

Theo thông tin từ đài CNBC ngày 13-8, giá gạo trên thế giới có thể phải chịu thêm áp lực khi quốc gia sản xuất gạo hàng đầu, Trung Quốc, đang đối mặt với khó khăn do tình hình mưa lớn và lũ lụt.

Trong nhiều tuần qua, Trung Quốc đã phải đối mặt với tình trạng ngập lụt nghiêm trọng trải dài khắp cả nước. Thủ đô Bắc Kinh cũng ghi nhận một đợt mưa lớn kỷ lục trong vòng 140 năm do tác động của bão Doksuri.

Cụ thể, vùng sản xuất lương thực quan trọng, bao gồm khu vực Nội Mông, tỉnh Cát Lâm và tỉnh Hắc Long Giang, chiếm 23% sản lượng gạo của Trung Quốc, cũng đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt. Dự báo cho tương lai cũng không khả quan khi khu vực này dự kiến sẽ tiếp tục phải đối mặt với đợt lũ mới khi bão Khanun đang tiến về hướng bắc.

Theo báo cáo của Fitch, tình trạng cánh đồng ngập nước sẽ gây giảm năng suất cây trồng trong năm, tuy nhiên, mức thiệt hại chính xác vẫn chưa được ước tính.

Tình trạng càng nghiêm trọng hơn khi Philippines, một trong những nhà sản xuất gạo hàng đầu thế giới, nhưng thường phải mua gạo từ các quốc gia cung cấp lớn như Thái Lan và Việt Nam để bù đắp thiệt hại sản xuất gạo do tác động của bão.

Người bán trưng bày nhiều mẫu gạo tại một cửa hàng bán buôn ở Guwahati, Assam, Ấn Độ vào ngày 2/8/2023.

Theo Bloomberg đưa tin, trong nỗ lực đảm bảo nguồn cung trong nước, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines, Domingo Panganiban, cho biết nước này đang tiến hành cuộc đàm phán để nhập khẩu gạo từ Việt Nam và Ấn Độ nhằm gia tăng dự trữ lương thực quốc gia và ổn định giá gạo trong nước.

Theo báo cáo từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), giá gạo trên toàn cầu đã tiến đạt đỉnh điểm cao nhất kể từ năm 2011.

Các nhà quan sát dự đoán rằng giá gạo có khả năng tiếp tục tăng trong thời gian sắp tới, khi Ấn Độ đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu gạo và Chính phủ Thái Lan đang khuyến nghị nông dân giảm diện tích trồng lúa để tiết kiệm nước do lượng mưa kém.

Thông tin từ Đài CNBC cho biết giá gạo đang ở mức cao nhất trong thập kỷ, giá gạo thô trong phiên giao dịch gần nhất đã đạt 15,98 USD/tạ (cwt).

Tuệ Ngô

Bài mới
Đọc nhiều