+
Aa
-
like
comment

Bloomberg: “Bao phủ vaccine” đã thúc đẩy kinh tế Việt Nam phục hồi như thế nào?

Lan Hoa - 02/04/2022 08:22

Tính đến hết ngày 11/3, Việt Nam đã có 81,14% người dân được tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi đầu tiên. Cùng với đó, chỉ số tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý I/2022 cũng tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước.

Đây là những tính hiệu rất tích cực, cho thấy việc bao phủ tiêm phòng toàn dân đã và đang thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam dần phục hồi, người dân đã dần yên tâm và mọi hoạt động sản xuất đã dần quay trở lại trạng thái bình thường trước dịch.

Mới đây, Bloomberg – hãng thông tấn tài chính lớn của Mỹ đã có bài phân tích ngắn về tăng trưởng GDP của Việt Nam 3 tháng đầu năm, đi liền với đó là kết quả của kế hoạch tiêm phòng COVID-19 trên diện rộng của Chính phủ.

Theo đó, Bloomberg nhấn mạnh: “Việt Nam hiện là nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á. Diễn biến dịch bệnh tại Việt Nam có chiều hướng ngày càng giảm, đây chính là triển vọng để Việt Nam thực hiện mục tiêu tăng chỉ số GDP lên 6,5% trong năm 2022’’.

Nhờ việc tăng mức tiêm chủng, mọi hoạt động và cuộc sống của người dân sẽ dần trở lại bình thường. Hoạt động sản xuất sẽ đóng vai trò chủ đạo, là động lực chính. Tiếp theo là hoạt động du lịch, xây dựng và các ngành công nghiệp khác cũng sẽ dần phục hồi.

Trích dẫn ý kiến từ ông Khoon Goh, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu về Châu Á tại Singapore cho biết: “Nền kinh tế Việt Nam đã bị gián đoạn nghiêm trọng vào năm ngoái bởi đại dịch, nhưng đã bắt đầu bình thường hóa trở lại. Chúng tôi kỳ vọng tốc độ tăng trưởng sẽ tăng nhanh hơn từ quý II”.

Tại thời điểm hiện tại, dịch bệnh ở Việt Nam về cơ bản đã được kiểm soát, số bệnh nhân khỏi bệnh ngày càng tăng, tốc độ tiêm vaccine ngày càng được đẩy nhanh, tạo tiền đề để dần phục hồi các hoạt động kinh tế – xã hội. Kể từ mũi đầu tiên được tiêm vào ngày 8/3/2021, đến nay Việt Nam đã tiêm gần 198,3 triệu liều vaccine và trở thành 1 trong 6 quốc gia có tỉ lệ bao phủ vaccine cao nhất trên thế giới.

Theo Bloomberg, song song với việc tiêm chủng, Chính phủ đã có nhiều chủ chương, chính sách để dần khôi phục chất lượng cuộc sống cho người dân. Môi trường làm việc an toàn, chế độ an sinh xã hội được đảm bảo, người dân đã dần thích nghi với dịch bệnh và yên tâm hơn khi quay trở lại làm việc. Ổn định được nguồn lao động, các hoạt động sản xuất kinh doanh đang trên đà phục hồi rất rõ trên các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.

Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, các nguồn vốn đầu tư lớn được bảo đảm, lạm phát được kiểm soát. Bên cạnh đó, xuất nhập cũng khẩu tăng cao, xuất siêu trở lại, thu hút FDI vượt trội hơn hơn hẳn so với các nước khác trong khu vực.

Kết quả trong 2 tháng đầu năm, tình hình kinh tế – xã hội có nhiều chuyển biến tích cực: chỉ số GDP tăng 5,03%, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái, hơn 22.000 doanh nghiệp trở lại hoạt động… Đây là những con số hết sức đáng mừng, cho thấy kết rõ kết quả của việc bao phủ vaccine cho người dân đã đem lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế nước nhà, theo Bloomberg.

Khi chiến dịch tiêm chủng cho người lớn bước đầu có hiệu quả, việc tiêm cho nhóm đối tượng là trẻ em cũng đã đã được nhà nước ưu tiên và chú trọng. Những ngày gần đây, kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ từ 5-11 tuổi đang được các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm.

Theo dự kiến, vaccine phòng COVID-19 cho nhóm trẻ này sẽ được triển khai miễn phí trong tháng 4, tại các cơ sở tiêm chủng cố định ở trạm y tế phường – xã, bệnh viện, điểm tiêm lưu động và trường học. Nhìn chung đa phần cha mẹ học sinh rất muốn tiêm vaccine cho con. Tuy nhiên vẫn có một bộ phận phụ huynh còn lo lắng vì chưa nắm được nhiều thông tin, chưa biết rõ mức độ an toàn khi tiêm cho trẻ nhỏ là như thế nào.

Nói về sự cần thiết của việc tiêm phòng COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi, GS-TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế khẳng định, việc tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ lứa tuổi này có ý nghĩa rất quan trọng, vừa làm giảm nguy cơ bệnh chuyển biến nặng, vừa làm giảm khả năng lây nhiễm cho những người trong gia đình, đặc biệt là những người chống chỉ định tiêm chủng và chưa đến độ tuổi tiêm chủng. Hoạt động này sẽ góp phần tăng diện bao phủ vaccine trong cộng đồng, góp phần thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19.

Lan Hoa (Theo Bloomberg)

Bài mới
Đọc nhiều